This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Cổ phần hóa Vietnam Airlines: những khác biệt

Quý khách hàng và bạn đọc thân mến, sắp tới nhiều tổng công ty sẽ lên niêm yết, để bạn đọc tiện theo dõi và có đánh giá khách quan về những cổ phiếu này, chúng tôi tập hợp lại những bài viết, đánh giá về các công ty để có cái nhìn đa chiều nhất.

Trong lúc biên tập, không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý khách hàng và độc giả thông cảm.

Kỳ 1: Đánh giá VNAirline 

Bài 1: cổ phần hóa HVN những khác biệt ( bài của tác giả Hải Lý, đăng trên thời báo kinh tế sài gòn 2014 ) 

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/117278/Co-phan-hoa-Vietnam-Airlines-nhung-khac-biet.html

----------------


(TBKTSG) - Bao nhiêu người từng đi máy bay có thể trả lời câu hỏi Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là hãng hàng không mấy sao?
Trong các kế hoạch chiến lược phát triển của hãng, giai đoạn năm 2015-2016 được định vị là thời gian xây dựng hình ảnh hãng hàng không 4 sao. Điều đó có nghĩa là hiện tại, mức xếp hạng cao nhất của Vietnam Airlines chỉ có thể là 3 sao.
Có lẽ một trong những thể hiện của cấp bậc 3 sao là Vietnam Airlines không có ghế hạng nhất (first class), chỉ có hạng thương gia. Hãng cũng chưa có đường bay thẳng đến Bắc Mỹ, khu vực có đông đảo Việt kiều sinh sống, đồng thời là một trong những thị trường thương mại sống còn của kinh tế Việt Nam.
“Sống” bằng đòn bẩy tài chính
Trong số các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cổ phần hóa năm nay, Vietnam Airlines là đơn vị lớn xét về giá trị tài sản. Theo Bloomberg, giá trị tài sản của hãng là 2,7 tỉ đô la Mỹ, khoảng 57.000 tỉ đồng. Nhìn tổng thể, con số tuyệt đối này không hề nhỏ, nhưng nhìn vào cơ cấu, nó có thể không “đẹp” như giới đầu tư mong ước.

Dựa vào báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2012, một tổ chức đầu tư cho biết vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines khoảng 10.000 tỉ đồng. Phần lớn giá trị tài sản còn lại được hình thành từ vốn vay, trong đó chủ yếu là vay trung, dài hạn.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của tổng công ty như vậy là rất cao, ước bốn lần. Nói một cách khác, Vietnam Airlines “sống” bằng đòn bẩy tài chính.
Tuy nhiên, không giống những ngành nghề khác, đòn bẩy tài chính là đặc thù của lĩnh vực hàng không. Tất cả các công ty hàng không đều phải đầu tư rất lớn cho máy bay. Những hãng hàng không 5 sao có đội bay hàng trăm chiếc, trong khi Vietnam Airlines kể cả thuê khai thác, thuê tài chính và sở hữu hiện chỉ có chừng 80 chiếc. Cụ thể 6/10 chiếc Boeing 777 là thuê tài chính, toàn bộ 9/9 chiếc Airbus 330 là thuê khai thác.     
Gần như toàn bộ nợ dài hạn của Vietnam Airlines được sử dụng để mua máy bay. Nợ trung hạn dùng để đặt cọc và trả trước một phần tiền mua. Nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản mặt đất, đào tạo chuyển giao công nghệ gắn với hoạt động khai thác bay như nhà máy sửa chữa máy bay, thiết bị chuyên dùng, đào tạo kỹ sư, thợ kỹ thuật, phi công...
Trong một cuộc trao đổi mấy năm trước với TBKTSG, đại diện Vietnam Airlines cho biết đào tạo phi công trong nước chủ yếu về lý thuyết, còn thực tế vẫn phải ở nước ngoài. Đến nay quy trình này vẫn chưa thay đổi. Cho dù nỗ lực nội địa hóa đội ngũ phi công, hiện Hàng không quốc gia Việt Nam vẫn đang phải thuê phi công nước ngoài và chi phí cho nguồn nhân lực này không nhỏ.
Chuyện thặng dư: có nên “vắt chanh” doanh nghiệp?
Thông tin từ Vietnam Airlines cho biết hãng sẽ giữ nguyên phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 14.100 tỉ đồng, bán ra bên ngoài 25%, kể cả cho đối tác chiến lược, với giá khởi điểm IPO là 22.300 đồng/cổ phần.
Nguồn tin đáng tin cậy nói với TBKTSG rằng giá trị cổ phần của Vietnam Airlines được hai tổ chức tư vấn nước ngoài Citigroup và Morgan Stanley định giá khoảng 22.200 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, sau các cuộc thảo luận với cơ quan quản lý, nhà tư vấn trong nước và quốc tế, hãng quyết định giá khởi điểm cao hơn 100 đồng/cổ phần.
Nói về vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhiều năm qua, Vietnam Airlines không được ngân sách cấp thêm vốn. Vốn nhà nước gần đây tăng lên chủ yếu do ghi nhận vốn góp khi chuyển Công ty Vinapro về Vietnam Airlines; do chuyển phần vốn nhà nước tại Jetstar Pacific từ SCIC về. Nhà nước chỉ cấp vốn cho dự án của Vietnam Airlines lập Công ty Hàng không Cambodia Angkor Air. Tổng cộng các khoản, vốn nhà nước tại Vietnam Airlines vẫn thấp hơn vốn chủ sở hữu.
Khi chọn phương thức cổ phần hóa phát hành thêm vốn, Nhà nước về thực chất đã không bán một đồng vốn nào của mình. Cái được của Vietnam Airlines ở đây chính là bảo toàn được toàn bộ vốn nhà nước, nhưng phần phát hành thêm thì huy động được vốn xã hội để cải thiện năng lực tài chính. Cách thức truyền thống này đã từng áp dụng khi cổ phần hóa Đạm Phú Mỹ, tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Khí, Vietcombank, VietinBank, BIDV... Ban đầu phần thặng dư khi bán cổ phần doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách (sau khi trừ chi phí cổ phần hóa, giải quyết quyền lợi cho người lao động). Điều này đã làm thui chột động lực cổ phần hóa từ phía doanh nghiệp vì họ không còn nguồn vốn để phát triển sau khi chuyển thành công ty cổ phần, còn Nhà nước vừa bảo toàn vốn, vừa thu thặng dư, chẳng khác nào “vắt chanh” doanh nghiệp.
Xuất phát từ đây, sau này phần thặng dư đã được giải quyết hợp lý hơn bằng cách để lại một tỷ lệ nhất định cho doanh nghiệp. Song do những năm vừa qua, cổ phần hóa bị khựng lại, cổ phần bán được hoặc xoay quanh mệnh giá, hoặc ế ẩm, nên câu chuyện thặng dư không được nhắc tới nữa.                          Thặng dư cũng không được đề cập với trường hợp IPO tập đoàn Dệt May (Vinatex) hay Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật (Vocarimex) vì giá khởi điểm ở đây thấp, 11.000 và 11.300 đồng/cổ phần, thặng dư chỉ đủ để giải quyết lao động dư thừa và chi phí cổ phần hóa.
Giả sử Vietnam Airlines IPO thành công với giá bằng giá khởi điểm và bán được cổ phần cho đối tác chiến lược, thặng dư có thể tới 4.000 tỉ đồng. Về mặt lý thuyết và theo thông lệ quốc tế, thặng dư thuộc về doanh nghiệp cổ phần hóa. Nên nhớ, Nhà nước còn giữ 75% cổ phần ở Vietnam Airlines và Nhà nước tất nhiên được hưởng 75% thặng dư, tức 3.000 tỉ đồng.  
Điểm nhấn là ở chỗ liệu đối tác chiến lược có chấp nhận trả giá 22.300 đồng/cổ phần cho Vietnam Airlines? Và giới đầu tư có tham gia IPO ở mức giá đó? Trên thế giới, kinh doanh vận tải hàng không đang trong chu kỳ khủng hoảng. Năm ngoái chỉ 2/10 hãng hàng không khu vực Đông Nam Á có lãi. Vietnam Airlines không lỗ, nhưng lợi nhuận sau thuế thấp. Chúng tôi không có báo cáo tài chính năm 2013 của Vietnam Airlines, nhưng theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vietnam Airlines vỏn vẹn 143 tỉ đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu dưới 1,5%. Nếu hai chỉ tiêu này của năm 2014 và những năm sau không được cải thiện, khó có thể nói cổ phiếu Vietnam Airlines là thứ hàng hóa hấp dẫn giới đầu tư.
Với việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vốn vay chủ yếu bằng ngoại tệ nên chịu tác động của rủi ro tỷ giá, Vietnam Airlines bắt buộc phải dùng một phần lợi nhuận hàng năm để trả lãi vay. Để tháo gỡ điểm yếu ấy, Vietnam Airlines phải tiếp tục tăng vốn sau cổ phần hóa thông qua phát hành cổ phiếu. Nhà nước nếu muốn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu, cũng sẽ phải bỏ thêm tiền vào doanh nghiệp.
Để lại toàn bộ thặng dư cho Vietnam Airlines là hợp lý để tạo điều kiện cho hãng có thể IPO thành công, đồng thời có khả năng tăng vốn những đợt sau. Tận thu không phải là phương thức hoàn hảo để thúc đẩy cổ phần hóa! Đừng lặp lại câu chuyện Vietcombank, Nhà nước thu 9.000 tỉ đồng thặng dư, nhưng cán bộ công nhân viên và nhà đầu tư tham gia IPO đã “khóc ròng” bảy năm trời khi đến nay giá cổ phiếu
Vietcombank trên sàn (sau nhiều lần trả cổ tức và chia tách) vẫn mới bằng một nửa giá IPO. Và quan trọng hơn, cổ phần hóa đã mất những năm dài không thể “nhúc nhích”, một phần cũng vì quan điểm lo ngại một cách không có cơ sở cho sự thất thoát tài sản nhà nước.  

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Viet jet Air - Mua là có thích ngay ?




Mấy ngày qua, có nhiều khách hàng hỏi ý kiến tôi về việc tham gia mua cp VJA , nên hay không nên, trước hết, tôi phải nói rằng đây khó có thể nói là đợt IPO ( chào bán cp ra công chúng theo đúng như luật chứng khoán )

ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau: ( trích những đk quan trọng )

- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;

- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Về sự minh bạch thông tin, tổ chức phát hành phải công bố Báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp, cùng bản cáo bạch và các chứng từ khác lên UBCK, 

tuy nhiên cho đến nay, chưa hề có bất kỳ một thông tin gì liên quan đến BCTC đã kiểm toán, cùng cáo bạch được phía VJA cung cấp ra thị trường, nhưng nhiều nhà đầu tư đã được đề nghị nộp tiền đăng ký để vào danh sách cổ đông với giá 86.500 đồng .

điều này cho thấy sự mập mờ đánh lận con đen trong vấn đề phát hành

--------

Theo VJA, thì cty chỉ mới cho biết doanh thu - lợi nhuận 2015, tuy nhiên với giá 86.500 đồng, liệu có đắng chát ?

Nhà đầu tư nhiều người cũng biết thừa, nhưng nghĩ rằng mình " mua nước 1 ", kiểu gì "nó" cũng phải đánh lên nên ko lo, nhưng với kinh nghiệm của LCTV Investment, thì mua VJA lúc này hơi chát

với lượng cung hàng ra nhỏ giọt , cộng với media bơm vá thổi giá tung hô " cháy hàng", và tung 1 lượng tiền vài chục tỷ ra mua đi bán lại trên thị trường OTC nhằm tạo cung cầu giả tạo, giống đội bất động sản đẩy nhả hàng, thì xem ra 10 phần có đến 9 phần BCTC VJA ko ngon như cái giá nộp tiền của nó.

Nếu phân tích kỹ, thì cạnh tranh của hàng không giá rẻ là cạnh tranh về giá

mà như vậy, biên lợi nhuận sẽ không cao

hơn nữa, VJA mới được thành lập, chi phí thường cao, bởi vậy, họ sử dụng việc mua- bán - cho thuê lại qua 1 cty tài chính trung gian ( khả năng là của tập đoàn HDbank ) để mua - bán số máy bay

khi làm như vậy, bản thân VJA sẽ tránh được phải trích lập chi phí khấu hao - lãi vay , chi phí bảo dưỡng hàng năm vốn rất lớn, và như vậy mới có thể đưa ra 1 BCTC mà đa phần các nhà đầu tư cá nhân chỉ b iết đến lợi nhuận, P/e mà ko quan tâm tới các chỉ số khác

Điều quan trọng nhất là BCTC kiểm toán 3 năm liền không thấy đâu, như vậy ko thể đánh giá được 86.5 là đắt hay rẻ, nói ngắn gọn là 1 trò poker tù mù và ai liều thì ăn nhiều.

-----------

tôi thử so sánh VJA với 1 hãng hàng không giá rẻ khác, cũng đang - đã từng có mặt tại VN, nhưng khá nổi ở Đông NAM á là Air ASia

có thể thấy, giá cp Air asia , đều rẻ hơn nhiều về các mức P/e, D/Y, P/CF..... 

chú ý rằng, Air Asia có doanh thu tăng trưởng liên tiếp, nhưng Lợi nhuận không ổn định và có xu hướng sụt giảm, một case study điển hình của các hãng hàng không giá rẻ, vốn bị phụ thuộc vào giá xăng dầu, chi phí bảo dưỡng và đỗ - hạ cánh...

và quan trọng hơn, trong ngành Transporter, Air Asia hay VJA đều được nước ngoài đánh giá không cao với p/e thấp, như vậy không có lý do gì nhà đầu tư bỏ tiền mua với giá đắt và chát như vậy


Các thông tin về Air Asia :

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

------

Với các yếu tố kém minh bạch trong công bố thông tin, giá cp bán ra ( theo diện rỉ tai ) đắt và công ty ở đỉnh tăng trưởng doanh thu, tôi cho rằng nên nghiên cứu lại nếu có ý định mua VJA, ( nếu chỉ hy vọng vào yếu tố ăn nước 1 và chờ đội lái đẩy giá...), bài học năm 2007 với các phiên xếp hàng đấu giá cp dầu khí ( PGS ), VCB,... vẫn còn đó


Tài liệu tham khảo: http://www.airasia.com/my/en/about-us/ir-annual-reports.page

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

2016 - Một năm nhìn lại

Một mùa Noel mới lại về, 1 năm lao động vất vả của các Investor, Trader... sắp trôi qua, làng F319 lại tiến hành tổng kết chiến dịch - 1 năm nhìn lại

Với LCTV Investment, năm 2016 là một năm thành công rực rỡ, khỏa lấp đi nỗi buồn của 2015 khi danh mục 2015 tăng trưởng âm -8%,

Tiếp nối từ sự phục hồi của nền kinh tế, từ cuối năm 2012 đến nay, GDP tăng trưởng trung bình 6-6,2% /năm, lãi suất được duy trì ổn định và lạm phát dưới 1 con số, thậm chí 2015 lạm phát thấp nhất 15 năm qua, 2016 lạm phát chỉ dừng quanh 5-5,5%

(Theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014; bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05%. Đây là tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay )

[​IMG]

Lạm phát, tỷ giá và chính sách tiền tệ ổn định, nợ xấu từng bước cải thiện,nhiều chính sách và hiệp định hỗ trợ có hiệu quả cho DN- nhưng nỗi lo về bội chi ngân sách và thâm hụt vẫn còn đó,

Thị trường 2016 có nhiều cảm xúc, đi lên theo hướng tăng trưởng. Dưới đây là thống kê những cổ phiếu tăng mạnh nhất và có thanh khoản, dễ dự đoán, đã loại bỏ yếu tố làm giá ( một phần ) trong năm 2016.

[​IMG]

[​IMG]
Có thể thấy, ngành thép , theo quan điểm của tôi, là lĩnh vực đem lại hiệu quả đầu tư nhất. Những tên tuổi đầu ngành như HPG - HSG - NKG , hoặc như TLH , VIS đều lọt top 20 cp tăng mạnh nhất 2016.

VNM sau 1 năm 2014 đứng im, có 2 năm tăng giá liên tiếp với mức tăng đáng kể, các cty VLXD và xây lắp, hạ tầng đóng góp 4 đại diện là CTD, BMP , KSB, CII/

Ngành nông nghiệp chỉ có duy nhất đại diện LSS với mức tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự thiếu ổn định của ngành nông nghiệp, những cty độc quyền như ngành dược, có rào cản cạnh tranh và vốn hóa lớn như GAS cũng lọt top 20 theo xếp hạng của LCTV Investment.

Cũng phải kể đến những cp OTC lên sàn đang làm mưa làm gió, như SAB, BHN, PC1, ACV... với mức tăng trên 100% so với cùng kỳ, nhưng tôi ko lọc ra bởi đây là những cp mới, chưa đủ 1 năm giao dịch, mặc dù vẫn nằm trong khuyến nghị mua và giữ gần 2 năm qua của LCTV , như mã Xây lắp điện 1 ( PC1 )

[​IMG]

Như vậy, có thể nói 2016 là một năm đầy những cơ hội, và nó bắt đầu vào tháng 2/2016 kéo dài tới tháng 10/2016, một uptrend lớn, với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, kiếm 100% lợi nhuận trong thị trường như này không khó, LCTV Investment cũng đã đem tới 2 cơ hội đầu tư lơn như HPG - khuyến nghị mua giá 25-26 ---> giá 45 -47, và PC1 mua giá 27-28 và hiện nay giá đang 36.5, sau khi chạm đỉnh 49 1 tháng trước.

Năm 2017, cơ hội lớn cũng sẽ rất nhiều, tôi cũng đã thấy vài cơ hội như vậy, nhà đầu tư hãy kiên nhẫn chờ đợi những siêu phẩm mới sẽ ra mắt trong tháng 2-3/2017.

LCTV Investment luôn đem tới những cổ phiếu đầu tư giá trị, hoặc dưới giá trị thực, được phân tích chuyên sâu doanh nghiệp, có sự làm việc bài bản và trao đổi thường xuyên với Ban lãnh đạo, HDQT công ty, đầu tư giá trị cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết chuyên sâu về ngành nghề và nắm bắt được xu hướng của thị trường, vì vậy kết quả đem lại luôn xứng đáng với công sức bỏ ra. 

goodluck & good trade.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Dự báo quý 4 của HPG

Tôi giới thiệu với độc giả phân tích cập nhật cổ phiếu HPG của cty ck SSI, báo cáo này tôi cho rằng sát với thực tế.

----------------------


CẬP NHẬT CÔNG TY – KQKD Q3/2016 CỦA HPG

Chúng tôi điều chỉnh tăng 3% dự báo sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và thép ống vào năm 2016 đạt tương ứng 1,69 triệu tấn (+ 22,7% so với năm ngoái) và 0,5 triệu tấn (tăng 20% so với năm ngoái), dẫn đến doanh thu ước tính tăng thêm 1,9%, đạt 31.865 tỷ đồng (+ 16,1% so với năm ngoái). Chúng tôi cũng điều chỉnh tăng lợi nhuận ròng dự báo 8,6%, ở mức 5.715 tỷ đồng (+ 63,1% so với năm ngoái) dựa trên biên lợi nhuận tốt hơn so với kỳ vọng trong quý 3/2016.

Đối với năm 2017, chúng tôi dự báo sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG có thể đạt 1,93 triệu tấn (+ 14,1% so với năm 2016) nhờ lượng đóng góp từ khu liên hợp thép giai đoạn 3 trong cả năm. Chúng tôi cũng giả định giá bán tăng khoảng 4%, trong khi tỷ suất lợi nhuận dự kiến sẽ giảm 2,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ như đã phân tích ở trên. Do đó, chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông đạt tương ứng 36.536 tỷ đồng (+ 15,3% so với năm 2016) và 5.753 tỷ đồng (+ 0,8% so với năm 2016), tương đương EPS đạt 6.417 đồng.

Ở mức giá hiện tại, HPG đang giao dịch ở PE 2016 chỉ ở mức 6,2x và PE 2017 là 6,1x, định giá tương đối rẻ đối với một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành có lợi thế về chi phí sản xuất, thị phần lớn và có thể được hưởng lợi lâu dài từ các biện pháp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu.

So với doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực, mặc dù PB của HPG là cao hơn mức trung bình của nhóm, chúng tôi điều chỉnh hệ số này theo ROE để tương đồng với các công ty so sánh. Mặt khác, tỷ lệ PE của HPG là tương đối rẻ cho ROE cao này.

Dựa trên điều chỉnh tăng dự báo KQKD của chúng tôi, chúng tôi tăng giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu HPG là 51.200 đồng (từ mức giá mục tiêu cũ là 47.500 đồng / cổ phiếu) với mức PE mục tiêu không thay đổi 8x. Chúng tôi nhắc lại khuyến nghị MUA vào cổ phiếu.


Kể từ mức đỉnh vào cuối tháng 9, giá cổ phiếu HPG đã giảm 15,6% do động thái chốt lời của nhà đầu tư sau khi giá cổ phiếu tăng dần từ đầu năm và nhà đầu tư lo ngại về việc giá than cốc gia tăng. Mặc dù chúng tôi cho rằng lợi nhuận của HPG có thể sẽ không tăng đáng kể trong năm 2017, chúng tôi vẫn ưa thích cổ phiếu HPG dựa trên định giá rẻ, dòng tiền mạnh và vị thế dẫn đầu thị trường. Ngoài ra, chúng tôi dự báo lợi nhuận ròng của HPG có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn ở mức 10% trong năm 2018 nhờ sự đóng góp từ các phân khúc kinh doanh mới bao gồm: tôn mạ, bất động sản và nông nghiệp.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Giá thép thê giới tăng trở lại

Giá thép cây tại thị trường thượng hải trung quốc đang tăng rất mạnh lên sát 2500 NDT/tấn

dự báo hpg hsg sẽ phục hồi sau đợt điều chỉnh vừa qua

cập nhật diễn biến mới nhất cho thấy giá thép thế giới đang có xu hướng tăng trở lại, do sản lượng của các nhà máy thép TQ giảm



Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Cập nhật kỹ thuật HPG cho hành trình quý 4/2016

[​IMG]

Đây là đồ thị HPG ngày 28/9

một đặc điểm của đồ thị theo mẫu hình Dragon ( Rồng bay ) như tôi đã nói, là sẽ lên chậm nhưng cực kỳ dài và cực kỳ bền bỉ

những nhà phân tích kỹ thuật lẫn cơ bản đều ưa thích mẫu hình Rồng Bay của HPG hiện nay, bởi tuy tăng chậm nhưng chỉ trong 2-3 tháng thì HPG luôn nằm trong top những cổ phiếu tăng mạnh nhất năm, 

nếu để ý về khối lượng, thì Vol HPG ổn định quanh 3,2-3,5 tr cp / phiên

hôm nay 15% cp thưởng về tk, HPG tăng gần chạm 47 và xác lập đỉnh mới theo lý thuyết hộp

nền tảng cũ 45-46 đã xong ( trước đây nền 42-43 ), chúng ta sẽ làm quen với nền mới 48-50 trong tuần này và tuần sau

Sang tháng 10, khi những công bố chính thức về sản lượng bán hàng và KQKD quý 3 công bố, hứa hẹn 1 nền mới ở mốc 52-55 sẽ hình thành

Quý 4, HPG có nền mới 66-69, năm sau vượt mốc 100

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Cập nhật Lợi nhuận khủng HPG quý 3/2016





Theo số liệu báo cáo bán hàng tháng 7,8_2016 của HPG mới cập nhật chiều nay. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong tháng 8 là 147.000 tấn, tương ứng Q3 HPG tiêu thụ 450.000 tấn-469.000 tấn. Mảng ống thép tiêu thụ tăng trưởng mạnh đạt 138.000 tấn trong Q3, phôi thép tiêu thu trong Q3 đạt 60.000 tấn…

Từ các thông trên và các thông tin tổng hợp các mảng KD khác được cập nhật vào Model.
HPG cho KQKD với LNST HN đạt 1,915 tỷ. Cụ thể về cơ cấu lợi nhuận của HPG trong Q2 như sau:

1. Lợi nhuận đến từ thép xây dựng: 1,280 tỷ-1350 tỷ
2. Lợi nhuận đến từ kinh doanh ống thép: 215 tỷ
-3. Lợi nhuận đến từ bán phôi: 110 tỷ.- 132 tỷ
4. Lợi nhuận đến từ khai khoáng: 30 tỷ
5. Lợi nhuận đến từ bán điện: 70 tỷ.
6. Lợi nhuận đến từ kinh doanh điện lạnh: 160 tỷ
7. Lợi nhuận đến từ Nội Thất: 60 tỷ-70 tỷ
8. Lợi nhuận đến từ TA&CN, khác: 12 tỷ.

Nếu trong quý 3 này Lãnh đạo HPG “hạch toán” hết khoản/phân bổ hết chi phí thì KQKD của HPG có thể xảy ra trong 2 kịch bản sau:
a. 1,915 tỷ
b. 2039 tỷ

Dù là kịch bản nào thì sau 3 quý lợi nhuận HPG đều là 5k tỷ, cả năm HPG lạc quan có thể đạt 6500 tỷ / 7000 tỷ vốn điều lệ, EPS 2016 đạt 9200 đồng và p/e foward đạt 5,4 lần

HPG bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ, vượt trên VNM - SABECO

bạn đã muốn sở hữu HPG ngay chưa ?
-------------
[9:11:52 PM] loi_cu_ta_ve_81: ---------> anh/chij tiep tuc nam giu hpg
[9:12:01 PM] loi_cu_ta_ve_81: ai co dieu kien thi mua hpg gia duoi 42.1 nhe

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Nếu APPLE niêm yết ở Việt Nam, có nên mua không ?

Hãy xem chỉ số tài chính của APPLE, để giải thích tại sao W.Buffet lại mua với giá cao như vậy

tôi lấy nguồn trên trang morningstar.com

[​IMG]

với ROA 20,6%, RO 36%, ROI 32%, P/e =12..... P/b = 4 lần, thì APPLE có thể so với VNM HPG của VN




1. Sự tăng trưởng.


Theo trường phái tăng trưởng, hãy xem doanh thu, lợi nhuận của Apple trong 3-5 năm trở lại đây.


[​IMG]
Biểu đồ sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên mỗi cp AAPL – Nguồn Fool.com

Như vậy bạn có thể thấy, Apple tăng trưởng khá tốt về doanh thu cũng như lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS).

Về doanh số thì khỏi phải nói – doanh số sản phẩm chính của Apple – Iphone tăng trưởng ở mức 2 con số trong suốt 5 năm trở lại đây.

Để cho dễ hình dung, hãy so sánh sự tăng trưởng của Apple với một ông lớn khác của ngành công nghệ là Google.

[​IMG]
Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Google – nguồn Fool.com

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của Google khá đẹp nhưng tăng trưởng EPS lại không được long lanh cho lắm. Điều này cho thấy dù doanh thu tăng trưởng tốt những đi kèm với đó chi phí của Google cũng tăng nhanh khiến cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu giảm hoặc tăng không tương ứng.

2. Tối ưu lợi nhuận.

Nói tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Apple. Có lẽ không có một công ty nào làm được việc “tối đa hóa lợi nhuận” tốt như Apple.

Bạn có ngạc nhiên không nếu biết rằng Apple chỉ chiếm khoảng 15% thị phần điện thoại Smartphone trên toàn cầu năm 2014 nhưng lại chiếm tới 65% trong tổng lợi nhuận của lĩnh vực Smartphone năm đó.

Khủng khiếp hơn trong quý 1 năm 2015 – với thị phần không mấy thay đổi nhưng lợi nhuận mà Apple thu được lên tới 92% tổng lợi nhuận của lĩnh vực Smartphone – là 92% đó thưa các bạn.

Tức là miếng bánh lợi nhuận ngon lành Apple ăn tới 92%, những công ty Smartphone khác như Samsung, Xiaomi, BlackBerry… chia nhau 8% còn lại.

Đó là lý do tại sao mỗi khi đọc các bài viết kiểu như “sự trỗi dậy của Xiaomi” hay “Apple đang bị đe dọa từ những công ty Smartphone Trung Quốc” là tôi lại thấy các “nhà báo” rất hài hước.

Đe dọa ư? Chẳng qua là bán hàng theo chiến lược giá rẻ để chiếm thị phần – tính toán sau khi chiếm được thị phần rồi sẽ nâng giá dần lên để tối ưu lợi nhuận – nhưng khi đang là sản phẩm giá rẻ thì phân khúc hoàn toàn khác Apple – chưa được tính là cạnh tranh trực diện. Trong phân khúc cao cấp thì Apple hoàn toàn đọc tôn.

Cho nên những công ty Smartphone Trung Quốc mới nổi gần đây như Huawei, Lenovo, Xiaomi… Có lẽ là mỗi đe dọa lớn đối với … SamSung!

[​IMG]
Apple chiếm tới 92% lợi nhuận lĩnh vực Smartphone Q1 2015 – Nguồn Wall Street
Trong đồ thị trên bạn thấy tổng lợi nhuận trong lĩnh vực này của Apple và Samsung vượt 100% là do những có nhiều công ty đã rơi vào tình trạng thua lỗ.

Không phải tự nhiên mà Apple có được thành tích xuất sắc trong tối ưu hóa lợi nhuận như vậy. Công thần hàng đầu giúp Apple đạt được thành tích hoành tráng này là Ceo của Apple hiện nay, Tim Cook.

Trước đây, Apple tự sản xuất các sản phẩm của mình. Chính vì vậy họ gặp hàng loạt vấn đề trong lĩnh vực sản xuất như quản lý nhà xưởng, linh kiện, kho bãi, hàng tồn, quản lý công nhân … Các vấn đề này khiến cho tỷ suất lợi nhuận của Apple thời kì đó khá là thảm.

Khi Tim Cook tới Apple cùng với sự quay về của Steve Jobs. Ông phụ trách mảng phân phối sản phẩm của Apple. Quyết định đầu tiên của ông chính là thanh lý toàn bộ nhà xưởng, dây chuyền sản xuất… của Apple. Biến Apple trở thành một công ty OEM – chuyên đi thuê các nhà sản xuất khác gia công sản phẩm cho mình.

Điều này khiến Apple hạ giá vốn sản phẩm do loại bỏ được gánh nặng quản lý sản xuất và tận dụng được nhân lực giá rẻ tại các quốc gia có nhà máy gia công (Trung Quốc). Mặt khác đặt nhà máy tại Trung quốc còn có lợi cho Apple về thời gian phân phối vì tận dụng được nguồn nhân lực khổng lồ, giúp rút ngắn thời gian sản xuất.

Lợi ích lớn nhất của công ty kiểu OEM thể hiện ở các chỉ số liên quan tới quản lý tồn kho.

Hệ số xoay vòng hàng tồn kho – Inventory Turnover của Apple hiện nay là 61.26. Ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho là 6. Nghĩa là trung bình Apple chỉ mất 6 ngày để bán hết số hàng trong kho của họ.

Đây là chỉ số quản lý hàng tồn kho tốt nhất trong tất cả các công ty OEM. Nó cho thấy Apple bán hàng nhanh như thế nào.

[​IMG]
Một số chỉ số tài chính của Apple – Nguồn Fool.com

Một công ty nổi tiếng khác cũng được hưởng lợi từ mô hình OEM là công ty máy tính Dell. Trước khi Apple tham gia OEM thì Dell là công ty quản lý kho hàng xuất sắc nhất.

Lợi ích của việc đi thuê gia công sản phẩm đã rõ ràng. Nhưng mô hình này có một nhược điểm cực kì “trí mạng”.

Nhược điểm đó là, khi hoàn toàn phụ thuộc việc sản xuất sản phẩm vào công ty gia công. Về lâu dài, sẽ không giữ được bí mật kinh doanh. Dẫn tới các công ty gia công nắm được key của sản phẩm và trở thành đối thủ cạnh tranh. Dell chính là minh chứng sống cho việc này.

Trước đây Dell thuê ASUS gia công các sản phẩm của họ. Họ thoát khỏi gánh nặng quản lý nhà xưởng, chỉ việc tập trung vào thiết kế và Marketing. Chi phí giá vốn của họ giảm tới 20% – 30% khiến tỷ suất lợi nhuận tăng mạnh. Tuy nhiên Dell ngày càng phụ thuộc vào ASUS – họ dần chuyển cho ASUS sản xuất từ A-Z máy tính Dell. Bởi vì ASUS chào giá quá mức hấp dẫn và chất lượng thì không khác Dell tự làm.

Sau vài năm, một ngày đẹp trời ASUS đưa ra thị trường một dòng máy tính mới – với lời quảng cáo “Chất lượng như Dell – giá rẻ hơn 20%”. Bây giờ ASUS đã trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với DELL, trong khi DELL lại phụ thuộc rất nhiều vào ASUS. Đó là cái giá phải trả nếu theo đuổi tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đi thuê gia công.

Vậy liệu Apple có gặp phải tình trạng như DELL hay không? Dễ nhận thấy rằng các công ty Smartphone Trung Quốc nổi lên rầm rộ gần đây chính là hệ quả tất yếu của một thời gian dài các hãng Smartphone khác gia công sản phẩm của mình tại Trung Quốc, khiến cho họ đã nắm rõ công nghệ sản xuất Smartphone. Với lợi thế sân nhà, các hãng Smartphone này chiếm thị phần nhờ mức giá rẻ.

Nhưng Apple với tầm nhìn xa khủng khiếp của Steve Jobs và Tim Cook sẽ không gặp phải rủi ro này. Nguyên nhân chính là nhờ hệ điều hành iOS. Nếu phần cứng của Smartphone ví như thể xác của điện hoại thông minh thì hệ điều hành chính là linh hồn của nó. Một công ty gia công có thể sao chép được cách sản xuất ra phần cứng của Smartphone, có thể cạnh tranh bằng chính sách giá rẻ. Nhưng linh hồn của những sản phẩm Apple là hệ điều hành thì họ không thể sao chép được. Chưa kể tới định vị của Apple là ở phân khúc cao cấp.

Không may với những Smartphone Android, vì là hệ điều hành mở nên sự trỗi dậy của những công ty Smartphone android giá rẻ như Xiaomi, Huawei… sẽ khiến cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt … đó cũng là một phần trong những nguyên nhân Samsung liên tục mất thị phần hiện nay.

3. Tiêu tiền.

Apple là công ty có nhiều tiền mặt nhất thế giới. Với hơn 200 tỷ USD tiền mặt họ có thể làm bất cứ việc gì.

Bên cạnh việc dùng tiền để buy back cổ phiếu, tái đầu tư vào công ty và trả cổ tức cho cổ đông thì cách Apple sử dụng núi tiền của mình cũng rất đặc biệt.

Thường các công ty công nghệ lớn có nhiều tiền mặt hay dùng tiền để thực hiện việc mua lại các công ty khác với mục đích mở rộng thị phần cũng như triệt tiêu cạnh tranh.

Nhưng Apple thì khác, họ ưu tiên giữ tiền mặt chờ cơ hội, mặt khác họ dùng tiền để mua các công ty sở hữu nguyên vật liệu dùng sản xuất các linh kiện cho điện thoại, máy tính bảng … Tức là thay vì mua lại công ty đối thủ để tránh cạnh tranh và tăng thị phần thì Apple tìm cách chiếm giữ phần lớn nguồn nguyên vật liệu quan trọng để sản xuất ra sản phẩm của mình. Khiến cho các đối thủ cạnh tranh với họ sẽ phải trả một khoản chi phí lớn hơn để sản xuất ra sản phẩm.Một cách dùng tiền thiết thực và thông minh phải không?

Trước đây Apple còn cho các nhà cung cấp của mình vay tiền để xây dựng nhà xưởng. Bởi lượng đặt hàng của Apple ngày càng lớn, các nhà sản xuất không đủ khả năng cung ứng cho họ. Vì thế Apple đã cho đối tác của họ vay tiền, xây dựng nhà xưởng, sản xuất những đơn hàng của chính Apple. Tất nhiên Apple sẽ không chịu thiệt trong các điều khoản thanh toán cũng như độc quyền của họ.

4. Giá cổ phiếu có rẻ không?

Tât cả những điều trình bày ở trên chỉ nói lên được một điều. Đó là Apple là một công ty xịn. Từ sản phẩm, quản lý, bán hàng, tầm nhìn, tối ưu hóa lợi nhuận, tài sản … đều cho thấy Apple là một công ty hết sức tốt. Như vậy giá cổ phiếu Apple như hiện nay liệu có được coi là rẻ hay không? Có nên mua vào hay không?

Để trả lời câu hỏi này một cách dễ hiểu nhất ta so sánh P/E của Apple với các công ty khác cũng thuộc lĩnh vực công nghệ ở Mỹ.

Apple: P/E – 13.01

Google: P/E – 29.41

Microsoft: P/E – 29.25

Facebook: P/E – 90.66

Chỉ số P/E chính là một trong những chỉ số Key của người đầu tư giá trị. Nó được tính bắng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại chia cho EPS (Price/EPS).

EPS là viết tắt của Earning per share – lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Tính bằng tổng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng số cổ phần. Chỉ số EPS thể hiện cho ta biết doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền trên mỗi cổ phần. Chỉ số này tất nhiên càng cao thì càng tốt.

P/E là chỉ số cho ta biết – nếu doanh cứ làm ăn như hiện nay (lợi nhuận không tăng lên cũng không giảm đi). Thì nếu ta bỏ tiền ra mua và giữ cổ phiếu theo kiêu đầu tư gía trị – sau bao nhiêu năm ta sẽ thu hồi vốn. Vì vậy chỉ số này càng thấp càng tốt.

Chỉ số P/E trung bình của ngành công nghệ Mỹ quanh mức 20-21. Như vậy P/e của Apple thấp hơn P/E chung của ngành.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính mà tỷ phú Carl Icahn viết trên trang cá nhân của ông rằng – cổ phiếu Apple đang bị định giá dưới giá trị thực rất nhiều. Ông cho rằng AAPL phải có giá hơn 200USD/cp mới đúng.

Với niềm tin đó, chính ông đã kiến nghị Apple dùng tiền mặt để mua lại cổ phiếu của mình khi giá cổ phiếu quanh mức 100USD/cp. Và Apple đã là như vậy. Không những thế Apple còn có một kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá hàng tỷ đô la kéo dài tới 2016 -2017 – một trong những minh chứng rõ ràng khẳng định rằng giá cổ phiếu apple đang thấp hơn giá trị thực, và chính Apple tin tưởng điều đó, họ tràn đầy tự tin với tương lai của công ty.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Tháng 8 - cơ hội đến từ nhịp điều chỉnh

Tháng 8 - Cơ hội đến từ nhịp điều chỉnh


Trong nửa đầu tháng 7, danh mục đầu tư khuyến nghị gồm HPG LSS VIS VCG có sự tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt cổ phiếu HPG có lợi nhuận quý 2/2016 vượt dự báo và tiếp tục có chu kỳ tăng giá mạnh, lợi nhuận của LSS VIS không đạt được dự báo nhưng giá cổ phiếu vẫn giữ được mức kỳ vọng.

Nửa cuối tháng 7, từ ngày 12/7, khi Vnindex tăng 14 điểm, chạm 675, LCTV Investment đã khuyến cáo trong room skype đồng loạt các khách hàng về một đợt điều chỉnh mạnh sắp tới của thị trường, và hành động đúng đắn từ sau 12/7 là Bán giảm tỷ trọng, có thể thanh lý toàn bộ danh mục đầu tư để bảo toàn thành quả ( xem ảnh chụp nội dung tư vấn ngày 12-14/7/2016 )

Nội dung tư vấn khách hàng ngày 14/7/2016: Bán khi thị trường có dấu hiệu đạt đỉnh




Cho tới nay, sau gần 3 tuần nghỉ ngơi, Vnindex đã chỉnh khá mạnh, gãy MA20 ngày, và giảm 30 điểm so với đỉnh, ngưỡng hỗ trợ mạnh sắp tới theo quan sát trên đồ thị kỹ thuật là 595 điểm, như vậy, quá trình điều chỉnh đã đi được hơn 1/2 chặng đường.

Về giá từng cổ phiếu cụ thể, sự sai lệch và tạo đáy có thể hình thành trước, hoặc sau khi Vnindex chạm ngưỡng hỗ trợ, do ảnh hưởng của nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn như VCB - VNM - MSN - VIC - BVH - GAS. 

Xem xét các báo cáo tài chính của MSN VCB GAS BVH, trong quý 2, tôi cho rằng giá 4 cp này đã vượt quá giá trị, cụ thể, GAS có giá quanh 60, trong khi giá dầu hiện nay ( ngày 2/8 ) quanh 40 đô, và KQKD quý 2 của GAS sụt giảm mạnh, cổ phiếu MSN tuy có sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cải thiện tuy vậy đang được định giá cao với mức p/e = 30 lần và p/b = 3 lần. Quá trình đẩy giá của VCB cũng kéo  cổ phiếu này từ mức giá hợp lý 38-40 lên giá 51. 

Như vậy, sự đóng góp của top 4 cổ phiếu trên sẽ khiến khiến Vnindex giảm thêm từ 20-25 điểm thì Vnindex sẽ đạt được sự cân bằng trở lại và thanh khoản toàn thị trường sẽ thấp dần.

Nhà đầu tư lưu ý, sự điều chỉnh hiện tại là bình thường sau chu kỳ uptrend của thị trường kéo dài từ tết âm lịch ( tháng 3 /2016 ) đến giữa tháng 7/2016 ( 4 tháng ), và thời gian điều chỉnh kéo dài từ 1,5 -2 tháng, hiện tại đã trải qua 3 tuần điều chỉnh.

Quan sát thấy nhiều nhóm cổ phiếu thiếu nền tảng tài chính vững chắc đã, đang và sẽ còn tiếp tục giảm mạnh, đơn cử như các cổ phiếu TTF, EVE, GTN, VHG, QBS, FLC, nhóm cổ phiếu có BCTC tốt, nhưng bị đội lái hoặc nhà tạo lập thổi giá quá đà như PAC, HSG...
Giá thép tăng mạnh tại Trung quốc



Với tốc độ này, dự kiến sau 2-3 tuần nữa, chúng ta sẽ quay trở lại giải ngân mạnh và trọng tâm vào nhóm các cổ phiếu sau:

1. HPG, Công ty cổ phần Hòa Phát 


HPG - sự đi lên vững chắc


Báo cáo quý 2/2016 tốt vượt dự kiến, khiến cho HPG tiếp tục sẽ nằm trong danh mục khuyến nghị mua, với mức giá kỳ vọng trong năm 2016 là 69.000 đồng, 

dự kiến, quý 3/2016 HPG sẽ có lợi nhuận sau thuế khoảng 1450 tỷ đồng, tăng 38% so với quý 3/2015 ( 1032 tỷ đồng ) do quý 3 là mùa mưa bão ( tháng 8 -9 là tháng mưa ngâu ở miền bắc ) , khiến cho sản lượng thép tiêu thụ sụt giảm , những vẫn vượt trội hơn so với cùng kỳ nhờ giá bán của HPG duy trì được cao hơn so với cùng kỳ, hiện tại giá bán HPG cho các đại lý khoảng 9600 đồng/kg thép

Thị trường thép TQ đang khởi sắc, trong tháng 7, giá thép giao ngay tại Trung quốc lên tới 2500 tệ/ tấn, nếu quy đổi và nhập về VN sẽ khoảng 11000-11.500 đồng/ kg, cao hơn nhiều lần giá thép HPG đang bán tại Việt Nam,

Trong cuối tháng 8, đầu tháng 9, HPG sẽ chia cổ tức 30% ( 15% bằng tiền, 15% bằng cổ phiếu ), HPG cũng sẽ được các nhà đầu tư NN thu gom thêm khoảng 20 tr cp nữa trong thời gian tới, 

2. VIS, thép Việt Ý:


VIS - Thái Hưng mua lại từ Tổng sông đà 


Báo cáo quý 2/2016 của VIS kém hơn dự báo, khi công ty dành phần lớn lợi nhuận để trích lập hàng tồn kho dự phòng, tuy vậy giá VIS ngày 2/8 tăng trần đạt 12.800 đồng, và có giao dịch thỏa thuận 53% vốn giữa tổng cty sông đà và tập đoàn Thái Hưng, như thông tin mà LCTV investment đã dự báo hồi tháng 7. 

Với giá thép bán ra tăng, cộng lợi thế từ phòng vệ thương mại, hỗ trợ vốn mạnh từ THái Hưng về đầu ra, VIS sẽ sớm cho các nhà đầu tư mức kỳ vọng 16-18 trong cuối năm nay.

3. LSS, mía đường Lam Sơn


LSS - canh bắt đáy giá 12 


Báo cáo quý 2/2016 của LSS kém hơn dự báo, dự báo của LCTV Investment là 75 tỷ, tuy vậy, công ty chỉ đạt được khoảng hơn 45 tỷ LNST, 6 tháng niên độ tài chính 2015 công ty đạt 101 tỷ đồng lợi nhuận, tuy vậy, đây là bước cải thiện lợi nhuận đáng ghi nhận, 

chúng tôi thấy rằng giá đường trong nước và thế giới đang khá cao, sản lượng công ty bán ra tốt, cùng với việc công ty áp dụng khấu hao thiết bị công nghệ nhanh với khấu hao 147 tỷ/năm, cho thấy năm nay LSS có thể đạt được mức lợi nhuận hơn 200 tỷ sau thuế, đặc biệt quý 3,4/2016- các công ty trong nước đẩy mạnh sản xuất cho mùa trung thu và lễ tết, sẽ đẩy lượng tiêu thụ đường lên cao, 

giá mua hôm nay ( 13.300 ) là rất hợp lý, với p/e foward = 6 lần, 

4. VCG, tổng công ty Vinaconex,


VCG - khuyến nghị mua giá dưới 13


Hiện tại, VCG có nhiều thông tin hỗ trợ, giá cổ phiếu đã chỉnh mạnh nhưng còn trên giá trị sổ sách, VCG chỉ thích hợp lướt sóng ngắn, nên theo dõi VCG và mua nếu VCG điều chỉnh về dưới 13.000.



Như vậy, sau 3 tuần nghỉ ngơi, nhà đầu tư có thể quay lại và canh mua 4 cổ phiếu trên vào khoảng giữa tháng 8 này, nên mua mạnh khi thị trường rơi vào hoảng loạn giữa tháng 8/2016 ( dự kiến 595 - 611 ) để có điểm mua tốt. 







Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Giá đường tháng 7/2017 sẽ ổn định

(TBTCO) - Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng đã tác động làm giá đường trong nước nửa đầu năm tăng khoảng tăng 1.500 - 3.100 đồng/kg. Dự báo giá đường tháng tới có khả năng ổn định do lượng đường tồn kho còn nhiều và được bổ sung 100.000 tấn từ nguồn nhập khẩu.

giá đường
Ảnh T.L minh họa
Giá đường thế giới tháng 6/2016 tiếp tục tăng so với tháng 5/2016 do thời tiết mưa nên vụ thu hoạch và tiến độ nghiền mía tại Brazil bị ảnh hưởng và thời tiết khô hạn tại nhiều quốc gia sản xuất mía đường trên thế giới làm ảnh hưởng nguồn cung: Tại New York, giá đường thô giao tháng 7/2016 khoảng 17,41-19,76 Uscent/Lb, tăng 2,06-2,69 Uscent/Lb; tại Luân Đôn, giá đường trắng giao tháng 8/2016 khoảng 481,6-536,4 USD/tấn, tăng 41,4-55,2 USD/tấn.
Trước đó, sau khi giảm giá vào tháng 2/2016, giá đường thế giới tăng liên tục từ tháng 3/2016 đến nay do thời tiết bất lợi cho vụ thu hoạch mía tại khu vực Trung Nam Brazil, khô hạn tiếp tục ảnh hưởng đến vụ mía đường tại Ấn Độ và do Brazil - quốc gia sản xuất đường số 1 thế giới có xu hướng dành nhiều mía đường hơn cho sản xuất ethanol tác động làm giảm sản lượng đường thế giới.
So với cùng kỳ năm 2015, tại New York, giá đường thô 6 tháng đầu năm 2016 khoảng 12,52 - 19,76 Uscent/Lb, tăng khoảng 1,17 - 3,84 Uscent/Lb. Tại Luân Đôn, giá đường trắng 6 tháng đầu năm 2016 khoảng 368,4 - 536,4 USD/tấn, tăng khoảng 23- 128,1 USD/tấn.
Tháng/Thị trường
Thế giới
Luân Đôn đường trắng
(USD/tấn)
New York đường thô
(Uscent/Lb)
Tháng 1/2016
412,7-428,8
14,05-14,97
Tháng 2/2016
368,4 - 402,1
12,52 - 13,15
Tháng 3/2016
407,9 - 466,6
14,39 - 16,71
Tháng 4/2016
411,9 - 447,6
14,01 - 16,64
Tháng 5/2016
440,2 - 481,2
15,35 - 17,07
Tháng 6/2016
481,6  536,4
17,41 - 19,76
6 tháng 2016
368,4 – 536,4
12,52 - 19,76
6 tháng 2015
345,4 - 408,3
11,35 - 15,92
6T/2016 so với 6T/2015
Tăng 23- 128,1
Tăng 1,17 – 3,84
Trong nước, giá bán buôn đường trên thị trường tháng 6/2016 giảm so với tháng 5/2016, giá bán buôn đường RS dao động từ 15.900-16.600 đồng/kg, giảm 100-500 đồng/kg; giá bán buôn đường RE ở mức 17.200-18.100 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Giá bán lẻ đường trên thị trường tăng khoảng 1.000-2.000 đồng/kg so với tháng 5/2016 lên mức 18.000-21.000 đồng/kg.
Tính đến ngày 15/6/2016, tất cả các nhà máy đường đã dừng sản xuất, kết thúc vụ ép 2015-2016. Các nhà máy ép được 12.886.850 tấn mía (giảm 1.516.950 tấn so với vụ trước), sản xuất được 1.235.010 tấn đường (giảm 182.790 tấn so với vụ trước).
Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đến ngày 15/6/2016 là 416.009 tấn (cao hơn so với cùng kỳ năm trước 26.569 tấn).
Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/5/2016 đến 15/6/2016 là 87.286 tấn (thấp hơn cùng kỳ năm trước 46.484 tấn).
Do hạn hán và xâm nhập mặn trên diện rộng đã ảnh hưởng đến sản lượng mía niên vụ 2015 - 2016 cùng với dự báo thiếu hụt đường trên thế giới và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng đã tác động làm giá đường trong nước 6 tháng đầu năm 2016 tăng so với cùng kỳ năm 2015: Giá bán buôn đường RS khoảng 13.700 - 17.100 đồng/kg, tăng 1.500 - 3.000 đồng/kg; giá bán buôn đường RE khoảng 15.000 - 18.200 đồng/kg, tăng 1.700 - 3.100 đồng/kg.
Cụ thể như sau:
Tháng/Thị trường
Giá bán buôn
đường RS
(đồng/kg)
Giá bán buôn
đường RE
(đồng/kg)
Giá bán lẻ đường
(đồng/kg)
Tháng 1/2016
13.700-14.700
15.000-16.500
17.000-19.000
Tháng 2/2016
13.700-14.700
15.000-16.600
17.000-19.000
Tháng 3/2016
13.800-15.500
15.000-16.700
17.000-19.000
Tháng 4/2016
14.800-15.700
15.700-17.000
17.000-19.000
Tháng 5/2016
16.000-17.100
17.000-18.200
17.000 -19.000
Tháng 6/2016
16.000-17.100
17.200-18.200
18.000-21.000
6 tháng 2016
13.700-17.100
15.000-18.200
17.000-21.000
6 tháng 2015
10.700-15.600
11.900-16.500
18.000- 21.000
6T/2016 so với 6T/2015
Tăng
1.500-3.000
Tăng
1.700-3.100
Giảm 1.000
Để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tại Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 7/6/2016 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016, Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành nhập khẩu đường phù hợp và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt cho phép bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn đường để ổn định thị trường, đồng thời lưu ý bảo vệ và sản xuất trong nước.
Dự báo, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng đường tại Brazil và Liên minh Châu Âu được dự báo sẽ tăng nếu thời tiết thuận lợi, bù đắp cho sản lượng sụt giảm tại Ấn Độ. Do đó, sản lượng đường toàn cầu sẽ tăng lên mức 169 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ cũng được dự báo tăng lên 174 triệu tấn nên khả năng giá đường tiếp tục tăng trong tháng tới và dần đi vào ổn định trong những tháng còn lại trong năm
Trong nước, dự báo giá đường tháng tới có khả năng ổn định do lượng đường tồn kho còn nhiều và được bổ sung 100.000 tấn từ nguồn nhập khẩu nên cơ bản đáp ứng nhu cầu. Trong các tháng còn lại trong năm, giá đường có khả năng ổn định hoặc tăng nhẹ khi nhu cầu sử dụng đường cho dịp Tết Trung thu tăng./.