This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Doanh thu BĐS giảm mạnh, Vinaconex lại... lãi lớn


Nguồn tin: Báo Đầu tư | 28/02/2014 9:42:14 SA
Hoạt động tái cơ cấu của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã CK: VCG) đang từng bước mang lại lợi nhuận cho đơn vị này, dù doanh thu từ kinh doanh bất động sản tiếp tục giảm mạnh.

 Vinaconex vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và lũy kế năm 2013. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2013, lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty là 550,12 tỷ đồng, trong đó riêng quý IV/2013 là 381,57 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong quý IV/2013, Vinaconex ghi nhận mức lợi nhuận đột biến từ hoạt động chuyển giao tài sản Dự án Xi măng Cẩm Phả cho Công ty Xi măng Cẩm Phả với giá trị 337,6 tỷ đồng.

 Lý giải về con số lợi nhuận hơn 550 tỷ đồng của Vinaconex trong năm 2013, ông Vũ Quý Hà, Tổng giám đốc Vinaconex cho biết, năm 2013, lĩnh vực xây lắp đã đem lại phần lớn lợi nhuận cho Tổng công ty, bù cho bất động sản tạm thời đóng băng. Tỷ trọng doanh thu thuần từ xây dựng, xây lắp của Vinaconex tăng 3,09%, từ mức 57,03% (năm 2012) lên 60,12% (năm 2013), tương đương 6.820,2 tỷ đồng.

Trong khi đó, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản giảm từ 1.778,5 tỷ đồng (năm 2012) xuống còn 1.070,7 tỷ đồng (năm 2013).

Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tư vấn không có nhiều biến động. Tính đến cuối năm 2013, doanh thu thuần của Vinaconex đạt 11.345,1 tỷ đồng, giảm 1.320,3 tỷ đồng so với năm 2012.

Năm 2013, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lãi từ tiền gửi, cho vay của Vinaconex giảm từ mức 150 tỷ đồng xuống còn 54 tỷ đồng. Cổ tức và lợi nhuận được chia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012 (đạt 159 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, Tổng công ty còn lãi từ hoạt động bán chứng khoán là 8,4 tỷ đồng so với năm 2012 (không có lãi). Tổng công ty cũng cơ cấu lại các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn từ 7,3 tỷ đồng năm 2012, xuống còn 956 triệu đồng. Chi phí lãi vay của Vinaconex năm 2013 giảm 305,7 tỷ đồng so với năm 2012, do biến động đi xuống của lãi suất ngân hàng.

Mặc dù doanh thu thuần năm 2013 thấp hơn năm trước, nhưng Vinaconex vẫn có mức lãi tăng 683% so với năm 2012 là do đã cắt giảm hơn 1.600 lao động, giảm sức ép cho quỹ lương thưởng, khiến chi phí quản lý của Tổng công ty giảm từ 800 tỷ đồng của năm 2012 xuống còn 420 tỷ đồng trong năm 2013.

Về kinh doanh bất động sản, cuối năm, Vinaconex đã hoàn thành việc thoái vốn tại Dự án Khu đô thị Park City (Hà Đông, Hà Nội). Theo đó, Vinaconex chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Vinaconex Hoàng Thành (Vinaconex Hoàng Thành) - chủ đầu tư Dự án Park City tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho Công ty Perdana (thuộc Tập đoàn Samling, tập đoàn khai thác gỗ lớn nhất của Malaysia). Sau khi chuyển nhượng, Park City trở thành dự án 100% vốn nước ngoài thuộc Perdana.

Năm 2013, Vinaconex cũng chào bán Dự án Khu đô thị Splendora (chủ đầu tư là An Khánh JVC - liên doanh giữa Vinaconex với Posco E&C - Hàn Quốc). Vinaconex hiện sở hữu 50% vốn điều lệ tại dự án khu đô thị 246 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD này. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, chưa có đơn vị nào nhận chuyển nhượng cổ phần tại An Khánh JVC của Vinaconex.

Mặc dù đã và đang tìm cách thoái vốn khỏi một số dự án, nhưng Vinaconex vẫn là một trong những “đại gia” bất động sản khi có trong tay một loạt dự án bất động sản khác gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình 423 - Minh Khai, Hà Nội (liên kết với Dệt Minh Khai); cụm nhà ở hỗn hợp tại Lô B3, Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý (TP. Đà Nẵng); Dự án Khu đô thị tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Liên danh Vinaconex - Viettel - Hòa Phát - Ngân hàng ACB, trong đó Vinaconex chiếm 26% vốn điều lệ); Dự án Cát Bà Amatina (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng).

Tuy nhiên, các dự án trên có vẻ sẽ là nỗi lo hơn là niềm vui của Vinaconex trong 2014, khi việc triển khai các dự án đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn trong khi thị trường bất động sản chưa thực sự khả quan.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

NHỮNG PHIÊN 5000 TỶ - Tiến tới một Emerging market trong 2015

Nhìn lại lịch sử  trong vòng 2 năm qua, có thể thấy việc đoán đỉnh của thị trường qua một phiên phân phối với khối lượng đột biến không hề sai. Một vài phiên tiêu biểu có thể kể đến là phiên giao dịch ngày 21/08/2012  khi bầu Kiên bị bắt giữ. Thị trường giảm điểm mạnh cùng khối lượng tăng đột biến và sau đó giảm liên tục trong vòng 3 tháng sau. Tiếp đó phiên giao dịch ngày 31/05/2013 cũng báo hiệu một đợt giảm điểm mạnh về đi ngang của thị trường.

Tuy vậy, chỉ báo này dường như không còn đúng nữa trong giai đoạn từ 2013 trở lại đây. Các phiên giao dịch 3000 tỷ, 5000 tỷ đang xuất hiện nhiều hơn. Trong bài viết này, tôi sẽ đưa ra quan điểm của mình về thanh khoản thị trường trong bối cảnh hiện tại và hành động nên làm của chúng ta.
Điểm lại lịch sử 13 năm của thị trường chứng khoán có thể thấy 2 điểm nổi bật của thanh khoản. Đầu tiên, mặc dù chỉ số VN-Index có lúc lên lúc xuống, nhưng thanh khoản thị trường về cơ bản là một xu hướng đi lên. Gần đây, khi xem phỏng vấn một nhà đầu tư nước ngoài trên kênh CNBC, có nói Việt Nam đang chuyển dịch từ thị trường biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market).

Theo định nghĩa của investopia “Thị trường mới nổi là thị trường có thanh khoản cao hơn, tính ổn định cao hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn bởi không có yếu tố rủi ro tiền tệ và chính trị”. Nhìn sang người láng giềng Thái Lan của chúng ta, một emerging market điển hình, giá trị giao dịch phiên hôm nay là 28,752.93M.Baht tương đương với 18.6 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 4 lần phiên giao dịch cùng ngày của thị trường chứng khoán Việt Nam (4.3 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, GDP năm 2012 của Thái Lan là 365.56 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 2.5 lần so với mức GDP của Việt Nam.

 Điều này cho thấy thanh khoản hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, và thấp hơn chính cả quy mô nền kinh tế chúng ta. Như vậy có thể thấy các phiên giao dịch 3000, 5000 tỷ là xu hướng tất yếu của nền kinh tế và ý đồ của nhà tạo lập thị trường.

Điểm nổi bật thứ hai là thanh khoản luôn tăng cùng với các nhịp tăng điểm của thị trường. Xét về mặt kinh tế vĩ mô, chúng ta đang đứng trên nền tảng một mặt bằng lãi suất rất thấp và ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP qua các quý hình thành xu hướng tăng. Nhớ lại năm 2016, thị trường chứng khoán cất cánh cũng trên một đường băng lãi suất và lạm phát thấp và ổn định như vậy. Điều này có nghĩa, chúng ta đang ở một chân sóng rất dài, và thanh khoản thị trường đang dẫn dắt điểm số đi lên.

Những phát ngôn của ông Vũ Bằng, chủ tịch UBCK, và những gì mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết với nhà ĐTNN trong thời gian gần đây, có thể khẳng định một điều” thị trường Việt Nam đang hướng tới trở thành một thị trường mới nổi” như Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng ta sẽ còn chứng kiến những phiên giao dịch 5500 tỷ, hoặc 8500 tỷ trong năm nay, bởi điều kiện cần của việc trở thành 1  thị trường mới nổi là tính thanh khoản của cổ phiếu và giá trị giao dịch phải tăng lên.

Muốn làm được điều này, thì bắt buộc nhà tạo lập thị trường cùng phải đưa ra nhiều giải pháp, trong đó nới “room” là một trong những cách để thu hút dòng vốn ngoại, các quỹ đầu tư hang tỷ đô có ở khắp nơi trên thế giới. Và để nới room thành công, thì phải đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước, như trong 1 tuyên bố mới đây của Thủ tướng” đơn vị nào không cổ phần hóa hoặc chậm trễ thì lãnh đạo sẽ bị điều chuyển”, đồng thời không thể để cổ phiếu trên sàn ở 1 mặt bằng thấp, mà phải trở về với giá trị thực. Xu hướng đầu tư và nắm giữ là xu hướng đúng đắn nhất, thắng lợi nhất trong giai đoạn 2013-2015.

Không gì tốt hơn lúc này là mua trong những phiên điều chỉnh mạnh các cổ phiếu tốt, với giá hời mà đám đông hoảng loạn bán ra. Thị trường có cái lý trong ngắn hạn khi làn song chốt lời đang mạnh, nhưng cũng có lý trong trung hạn vì những người nắm giữ 2-3 tháng, 2-3 năm vừa qua đều có thể nhân số tài sản của mình lên 3-5 lần, thậm chí 100 lần.


Tác giả: Nhóm đầu tư : LCTV & mattroilanh_tt

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Vượt 610 điểm trong tháng 3

Sau phiên điều chỉnh ngày thứ 5 với KLGD kỷ lục, ngày mai là ngày T+2 khối lượng cổ phiếu lớn về tài khoản, tuy nhiên theo quan điểm của tôi từ thứ 2 tuần trước, thị trường chạm 583 theo kịch bản 2 sẽ điều chỉnh về 565 điểm và tiếp tục vượt mốc 610 trong tháng 3/2014, vì vậy 2 phiên vừa qua chỉ là giai đoạn cơ cấu danh mục.

Tôi cũng đã xây dựng 1 danh mục gồm 3 cổ phiếu khỏe, sẵn sàng đón nhận thử thách vượt ngưỡng kháng cự 583, thậm chí là vượt 610 nếu thị trường tốt. Thực tế, PVX VCG SSI đều đã vượt đỉnh cũ ngày 20/2 và đang tiếp tục hướng tới các ngưỡng mục tiêu mà tôi đã nêu ra.

Đó là PVX mục tiêu 5.5-5.8 trong ngắn hạn ( 1-2 tháng nữa ) và 9-9.5 trong trung hạn ( > 6 tháng )

VCG mục tiêu 18 trong ngắn hạn ( 2-3 tuần nữa ) và 22-25 trong trung hạn ( 2-3 tháng nữa )

SSI mục tiêu 25 trong ngắn hạn ( thực tế đã vượt qua ) và 30-32 trong trung hạn ( trước tháng 4/2014 ) 

Nhà đầu tư có thể yên tâm tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu kể trên cho đến giá mục tiêu hoặc vượt qua giá mục tiêu. 

Tôi cũng lưu ý nhà đầu tư nên dành 1 phần trong danh mục để đón đầu việc mua cổ phiếu phân lân ninh bình ( mã NFC dự kiến niêm yết 3/3 ) với giá dự kiến 21.000 đồng, mục tiêu kỳ vọng 38-40.000 đồng trong 6 tháng. 

Quay trở lại với kỹ thuật, đồ thị của tôi cho thấy thị trường vừa trải qua 1 đợt điều chỉnh kỹ thuật từ 583 về 565 , và đây không phải là đảo chiều xu hướng, như vậy, thị trường sẽ tiếp tục vượt mốc 610 trong tháng 3 /2014, trùng với việc ra tin nới room cho nhà ĐTNN

Nhà ĐT nên tiếp tục giữ chặt các cp trong danh mục, đối với các nhà đầu tư đã bán hàng trong ngày thứ 5 vừa qua, thì mai tranh thủ mua lại khi thị trường trùng xuống, các cp đề xuất mua ngày mai là REE VCG VND với giá đỏ hoặc xanh nhẹ.

Từng nhà đầu tư tôi đã email chi tiết về cơ cấu danh mục và mua bán, nếu có thay đổi trong phiên có thể liên hệ qua skype hoặc điện thoại

nick skype: loi_cu_ta_ve_81

Mobile: 098 3369 007

Goodluck & goodtrade


Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Danh mục tốt sẵn sàng vượt bão

xin chia sẻ 1 chút, vì có nhiều người hỏi tôi tại sao biết chạm 583 thị trường sẽ điều chỉnh mà tôi không bán sáng, chiều hoặc hôm sau mua lại, tôi xin trả lời như thế này:

Tại thời điểm thứ 2 đầu tuần, tôi có đưa ra 2 kịch bản: kịch bản 1 chạm 583 về 560-565 rồi bật lên và kéo vượt 610 trong tháng 3,

kịch bản 2 là 583 chỉ rung nhẹ trong phiên và kéo lên 610 mới điều chỉnh

ở cả 2 kịch bản đều yêu cầu Vol phải khớp 4-5k tỷ / phiên thì uptrend sẽ còn dài

thực tế , là thị trường giống với kịch bản 1 nhiều hơn, và như vậy thì sóng sẽ còn dài trong năm 2014 với giả định là lên 680-720 điểm, và ngắn hạn vượt 610 trong tháng 3

với danh mục của tôi gồm PVX, SSI, VCG tôi nhận thấy

1. PVX được kéo trần đầu phiên ngày 20/2, sau đó nó gần như ko t hay đổi giá trong phiên giao dịch mặc dù nhiều cp đã nằm sàn, ngày hôm qua được kéo trần dư mua 10 tr cp, vì biên độ dao động giá không lớn, hơn nữa nếu tôi bán pvx thì nếu khéo chỉ lãi có 0.1 line, trừ phí ứng, phí giao dịch coi như hòa, mà nguy cơ mất hàng là cao, nên tôi không bán, thực tế tôi đã quyết định đúng

2. Với SSI, hành trình vượt 30 đang rộng mở, điều chỉnh chỉ là ngắn hạn, vì giá vốn tôi chỉ là 17.2 với vol nắm giữ khoảng hơn 500k cp, nên tôi không bán, thực tế ssi đóng cửa 25.2 thấp hơn giá cao nhất 0.5, và 1 điều chỉnh như vậy là hợp lý, tôi không bán,

3. Với VCG, giá 15.2 cao nhất , cao hơn giá 14.2 đóng cửa ngày hôm qua, nhưng so với mục tiêu VCG 22 trong tháng 4/2014 thì tôi rất sợ bán đi không mua lại được, vì vậy tôi tiếp tục củng cố vị thế giữ hàng

thực tế tôi đã quyết định đúng, tk vẫn full mảrgin, và ngồi ở vị thế tốt hơn các bạn đã bán

trong 1.5 tháng vừa qua tk tôi đang lãi 52%, không việc gì phải  run cả

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Vượt 600 điểm trong tháng 3

Sau phiên hôm nay, thị trường đã tạo một đáy vững chắc ở mốc 565 điểm, nhiều cổ phiếu tạo đáy với Vol cực lớn, mà không cần phải tích luỹ thêm, nhà tạo lập thị trường đã diệt gọn số cổ phiếu giá thấp trong tuần vừa qua đồng thời tạo 1 cú đánh gom hàng trong ngắn hạn

Nhìn cách tạo đáy SSI, VCG, PVX, DIG, SAM, PGS PVS ............ sau đó là VHG có thể nói 1 lượng tiền khổng lồ đã được chuẩn bị sẵn, kéo lên 583 kiểm tra đỉnh và đánh gục về 565 rũ hàng , tạo ra 1 kịch bản phân phối đẹp, sau đó hôm nay bất ngờ kéo pvx và 1 loạt cổ phiếu khác..

Tối qua nhiều broker và chuyên gia khuyên khách bán, bán sạch tài khoản, sáng nay và đặc biệt là phiên chiều ngỡ ngàng, không biết làm gì, đang từ vị thế đầu tư dài hạn bị rung bán sạch , chuyển sang vị thế lướt sóng

từ việc ôm hàng ngon, như ssi pvx vcg, sang việc vơ bèo vạc tép và chim lợn

nhà tạo lập đã chuẩn bị sẵn vài tin tức trong tuần tới, đủ để đưa vnindex vượt 600 vào tháng 3

Nên nhớ, uptrend nào cũng có những kỷ lục. Tôi còn nhớ, 2005 thị trường đang giao dịch 100 tỷ/phiên, thì có 1 kỷ luc là 800 tỷ / phiên, tưởng như gãy trend mà lại vọt tăng cả tháng , 2009 cũng có những giao dịch kỷ luc

mốc 5500 tỷ sẽ tiếp tục đi vào ký ức với cú gom ngoạn mục của nhà cái, và lùa 1 loạt các tk cá nhân vào vị thế không tốt, phải đánh theo ý đồ nhà cái khi vượt 600

cứ ngồi và xem tiếp đi các bác.......

VCG - Cú hích từ chuyển nhượng XMCP


( trích báo cáo của chứng khoán Kimeng )

Chuyển nhượng 70% cổ phần Xi măng Cẩm Phả cho Viettel vào
tháng 11/2013. Trước đây, do thua lỗ liên tục từ khi bắt đầu hoạt động
năm 2008, Xi măng Cẩm Phả (XMCP) không chỉ làm giảm đáng kể lợi
nhuận hợp nhất của VCG mà còn là gánh nặng tài chính với các khoản
vay dài hạn bằng ngoại tệ. Sau khi chuyển nhượng, XMCP không còn
là công ty con mà trở thành công ty liên kết của VCG. Nhờ đó, VCG đã
ghi nhận tăng trưởng đột biến trong quý 4/2013 và luỹ kế 4 quý 2013,
đồng thời tình hình tài chính cũng được cải thiện rõ rệt.
Lợi nhuận quý 4/2013 tăng đột biến. VCG đã ghi nhận tăng trưởng
đột biến trong quý 4/2013 với LNST tăng 453,7% n/n lên 421,5 tỷ mặc
dù doanh thu giảm 41,7% n/n, đạt 2.932,2 tỷ. Ở mảng SX công nghiệp,
doanh thu giảm 28,8% n/n do VCG không còn hợp nhất KQKD của
XMCP trong quý 4/2013. Luỹ kế 4 quý 2013, LNST đạt 544,7 tỷ, tăng
523,3% n/n trong khi doanh thu thuần giảm 10,4% n/n đạt 11.345 tỷ.
Tài chính cải thiện. Theo hợp đồng chuyển nhượng, Viettel không chỉ
mua lại cổ phần mà còn mua cả phần nợ vay của XMCP. Dư nợ dài
hạn liên quan đến XMCP là khoảng 2.700 tỷ, chiếm 42% tổng dư nợ
dài hạn của VCG. Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, tỷ lệ nợ vay
ròng/VCSH giảm còn 99,8% so với 201,9% cuối 2012 và 175% cuối
quý 3/2013. Việc xử lý các khoản nợ này giúp VCG không còn chịu rủi
ro về tỷ giá như trước đây do hầu hết các khoản vay dài hạn của
XMCP là bằng ngoại tệ, đồng thời cũng giúp VCG khơi thông dòng tiền
nhờ chi phí tài chính giảm và không còn phải trả nợ thay cho XMCP
(VCG đã phải trả nợ thay XMCP 2.393tỷ)
Dự báo tăng trưởng 11% năm 2014. VCG đang nỗ lực thực hiện tái
cấu trúc với mục tiêu tập trung vào hai lĩnh vực then chốt là xây dựng
và kinh doanh BĐS, nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách giảm số
lượng các công ty con/công ty liên kết. Là một trong những công ty
hàng đầu trong ngành, chúng tôi cho rằng VCG có triển vọng tăng
trưởng tích cực trong dài hạn. Năm 2014, chúng tôi dự báo doanh thu
và LNST tăng trưởng khoảng 9% và 11% so với 2013, đạt lần lượt
12.317 tỷ và 603 tỷ.

Khuyến nghị. EPS 2014 ước đạt 1.445 đồng/cp. Định giá của VCG trở
về mức hợp lý với PE dự phóng 9,5x và P/B dự phóng 1x. Chúng tôi
khuyến nghị Mua VCG với giá mục tiêu 17.300 đồng/cp

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Kịch bản tránh điều chỉnh

Trong quá kh cã 2 ln khi gp 630 đim vnindex đều co s điu chnh ln.  vì vy, nhà đầu tư nên xây dng din biến theo 2 kch bn sau:

Kịch bản 1: kháng cự tại 583 rồi điều chỉnh về 560, 

Kịch bản 2: rung lắc mạnh tại 583 khoảng 4-5 phiên sau đó tiếp tục vượt 600 và điều chỉnh tại vùng 610-615 điểm, 

Khi tới gần 583 điểm -610 điểm, không nên duy trì trạng thái full  margin, sẵn sàng cơ cấu danh mục theo hướng giảm tỷ trọng.

Với cả 2 kịch bản, thì nhà đầu tư nên căn cứ vào danh mục của mình để điều chỉnh tỷ trọng cổ phiếu cho hợp lý, những cổ phiếu nào yếu, mang tính chất đầu cơ thì nên bán dần khi giá tăng, những cổ phiếu đang có mức sinh lợi tốt có thể giữ lại, hoặc nếu bán thì nên bán 1 phần, chiếm 1/3-1/4 tỷ trọng của cổ phiếu đó.

Đối với SSI, đã tích lũy 4 phiên quanh mốc 24.5, nhưng 25 đang trở thành kháng cự, nếu trong 2-3 phiên tới SSI đóng cửa không vượt được 25, sẽ xuất hiện phân kỳ âm theo kỹ thuật, và giá có xu hướng điều chỉnh, nhà đầu tư có thể bán 1 phần SSI nếu xuất hiện yếu tố trên, vùng giá kỳ vọng 30 của SSI có thể đến vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm nay.

Đối với VCG, tin hỗ trợ còn tốt và giá còn xa mức kỳ vọng, 2014 VCG đã ký được nhiều hợp đồng quan trọng. VCG đang là cty xây lắp, BDS có số lãi cao nhất trong các cty niêm yết về giá trị tuyệt đối ( hơn 732 tỷ đồng trước thuế ), ngày 7/2 vừa qua, VCG cũng đã ký hợp đồng xây dựng hạ tầng với nhà thầu nhật có giá trị 900 tỷ đồng, tại Nghi sơn, thanh hóa. Ngày mai, VCG cũng ký hợp đồng làm nhà thầu xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội - BẮc Giang, dự kiến lợi nhuận từ những hợp đồng lớn 2014 sẽ mang về cho VCG số lãi tương đương năm 2013. 


Kỳ 3;( tiếp theo ) mua đúng tỷ trọng

Kỳ 3 ( tiếp theo ) Xây dựng danh mục đầu tư chiến thắng thị trường

3. Mua đúng tỷ trọng: như ở phần trên ( kỳ 2 ) tôi đã nói, việc mua đúng tỷ trọng là cực kỳ quan trọng, giống như 1 võ sỹ quyền anh, chờ cho đối phương mệt mỏi, sau đó chỉ bằng 1 cú knock out là giải quyết xong trận đấu. Nhưng tỷ trọng bao nhiều là được ? có vẻ như tỷ trọng cao, nhiều khi bạch thủ 1 cổ phiếu lại đi ngược với lý thuyết " không nên bỏ trứng vào 1 rọ " ?

Tôi đợt sóng vừa qua chỉ đầu tư 2-3 cổ phiếu, nhiều khi tỷ trọng 1 cổ phiếu như SSI, VCG chiếm tới 90% danh mục, bao gồm cả margin, tỷ suất lợi nhuận tăng lên trông thấy

Tôi quan sát và nhận ra, trong 1 sóng tăng, mặc dù nhà đầu tư mua đúng cp và mua trúng xu hướng, nhưng danh mục hoặc là quá dàn trải, mua 1 lúc 8-10 mã, thế nên rút cuộc tỷ suất lợi nhuận cả năm thấp, giỏi lắm chỉ bằng thị trường, tức là chỉ được dưới 20% , với tôi như vậy là thất bại và chưa đạt yêu cầu

thực tế, với nhà đầu tư nhỏ lẻ, có số vốn dưới 10 tỷ như tôi ( chưa tính margin ) thì số mã cp mua vào chỉ nên dưới 5 đầu ngón tay, đôi lúc chỉ 1-2 cổ phiếu là đủ, và quản lý cho chặt chẽ, tỷ suất lợi nhuận sẽ rất bất ngờ đấy..

Chính vì đầu tư tập trung, tránh dàn trải, nên nếu các bạn theo phương pháp của tôi, sẽ thấy các cp tôi lựa chọn đều là những cp thanh khoản cao, trên 300k/cp / phiên, như HPG PGS CSM DRC PVG SDT HLD VCG SSI PVX.......

điều đó cho phép tôi có thể ra vào 1 khối lượng tương đối dễ dàng, vào những cty trên khá minh bạch trong quản trị, tất nhiên là dưới góc nhìn tài chính của tôi. 

Việc mua đúng tỷ trọng là một nghệ thuật, giống như trong nghệ thuật quân sự vậy. Có câu " binh quý thần tốc", khi phát hiện một cổ phiếu vào đúng sóng tăng, đã hội tụ đủ các yếu tố để đầu cơ giá lên, thì nhanh chóng thu hẹp danh mục, bán các cổ phiếu yếu hơn và tập trung vào 1 cổ phiếu duy nhất, 1 mục tiêu duy nhất đó. Đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục cũng giống như 1 vị tướng đang chỉ huy 1 đạo quân, bạn không thể theo đuổi tất cả các mục tiêu và tiêu diệt từng người lính của đối phương, đó không phải là cách để chiến thắng 1 trận chiến hay 1 chiến dịch, điều quan trọng cuối cùng là bạn, với đội quân của mình, có giành thắng lợi hoàn toàn với tỷ suất cao nhất hay không ? và với mức thương vong tối thiểu hay không ? 

tôi đã áp dụng phương pháp này với 1 khách hàng mới mở của tôi, trong 5 ngày qua, tôi đã đề nghị khách hàng mua vào 100k VGS giá 6.6 và 150k VCG với 2 mức giá là 11 và 11.6, với số tiền ban đầu khi khách nộp tk ngày 7/2 là 2.1 tỷ đồng, và như vậy ngày 14/2 toàn bộ số cp trên đã về tk, tỷ suất lợi nhuận đạt được khoảng 14%, gấp gần 5 lần vnindex ( vnindex tăng 3.1% trong tuần trước )

Vì vậy, việc mua đúng tỷ trọn rất quan trọng, và là tiền đề để các bạn thực hiện tiếp điều đúng cuối cùng là Bán đúng thời điểm, 

Việc bán đúng thời điểm, xin phép tôi chưa chia sẻ được, vì tôi giữ lại làm bí mất cho riêng mình, mỗi người có một phương pháp khác nhau, và thị trường còn rất nhiều cp tiềm năng, hy vọng 1 ngày nào đó phương pháp của tôi sẽ được nhiều người đón nhận và sửa chữa những khiếm khuyết.


Nếu bạn cần trao đổi để hiểu thêm, hãy add nick skype: loi_cu_ta_ve_81 và mở tài khoản giao dịch, tôi sẽ tư vấn nhiệt tình.

goodluck & good trade

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

VCG - định giá 21.000 đồng năm 2014

VCG tin lợi nhuận 2013 đã ra, tối nay tôi sẽ viết bài định giá vcg, tuy nhiên tôi lưu ý 2 điều

[10:58:09 AM] loi_cu_ta_ve_MBS: VCG bán xong xi măng cẩm phả
[10:59:37 AM] loi_cu_ta_ve_MBS: tức là chi phí vốn hiện nay thấp do không phải trả 600 tỷ tiền lãi, 2014 vcg sẽ ký thêm nhiều hợp đồng mới quan trọng, kế hoahcj vcg 2014 chắc chắn sẽ đạt được vượt LNTT của 2013 khoảng 20%, tức tầm 900 tỷ, với 1 cổ phiếu đang ở dưới giá trị như VCG, thì mức giá hợp lý tôi đưa ra là 21.000-23000 đồng, và sẽ được vào cuối quý 2 năm 2014,
[10:59:47 AM] loi_cu_ta_ve_MBS: tức là lợi nhuận ước tính khoảng 80%
[10:59:50 AM] loi_cu_ta_ve_MBS: trong 6 tháng
[11:00:23 AM] Nam_ MBS_Sở Giao Dịch: rực rỡ quá
[11:00:34 AM] loi_cu_ta_ve_MBS: các mốc VCG: 10.4 - 11.6 - 13.2 - 14.8- 15.5 - 16.4- 17.3 - 18 - 19.5 ----> 21

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

SSI-VCG vẫn còn tăng mạnh

Thị trường trong 2 phiên gần đây có những dao động bất ngờ, giá đảo chiều rất nhanh và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tuy vậy, sau những nhịp giảm, giá vẫn tiếp tục tăng và vượt đỉnh cũ. Hiện tại, Vnindex có 2 ngưỡng kỹ thuật cần chú ý là 585 và mốc 600 điểm, tại 2 mốc này, thị trường sẽ rung lắc  mạnh, không loại trừ khả năng điều chỉnh khá, kéo dài từ 2- 4 tuần.  Trong lịch sử 2006, 2009, mặc dù thị trường đang trong xu hướng tăng rất mạnh, đều đã có lần vấp ngã tại vùng điểm số này. Kịch bản có thể lặp lại 1 lần nữa vào 2014, vì vậy, nhà đầu tư nên cẩn trọng.

Về yếu tố cơ bản,  nhiều cổ phiếu đã phản ánh một phần giá trị của chúng trong năm 2014 này, và các cổ phiếu mà tôi khuyến nghị mua vào năm 2013 đến nay đã không còn rẻ nữa. Như HPG, PGS, CSM, DRC, GAS...đều đã tăng trên 100%,  rủi ro cũng tăng lên.

Tuy vậy, nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục, theo những cổ phiếu mới  tôi khuyến nghị gồm SSI, HLD, SDT, VCG PVG VGS , hiện nay các cổ phiếu này mới đi được 1/2 quãng đường, thời gian và giá mục tiêu vẫn còn hấp dẫn, sẽ tránh được nhịp rung lắc khi thị trường chạm tới những đỉnh kỹ thuật ngắn hạn là 585 và 600.

SSI sau nhịp tích lũy quanh 23.5-24.4, có thể coi phiên test đáy hỗ trợ 23.8 thành công, và ssi sẽ lấy lại đà tăng tốc với vùng giá trên 25.

VCG còn nhiều tiềm năng tăng giá, với kỳ vọng 18 trong 4 tháng và ngắn hạn đạt mức giá 15 sau khoảng 1-2 tuần nữa. có thể sẽ nhanh hơn dự báo vì những khoảng lợi nhuận đột biến và sự cải thiện về dòng tiền mà VCG có được sau khi chuyển nhượng xi măng cẩm phả cho viettel.

SSI vượt 24.4 đóng cửa trên 25

VCG còn nhiều tin hỗ trợ giá vượt 16






Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

SSI chỉnh nhẹ là cơ hội

SSI: ( trích từ vneconomy ) 

Vùng 23 sau khi bị đánh thủng đã được kéo lên trở lại vào buổi chiều trong 30 phút cuối. Tuy nhiên đóng cửa lượng hàng xả ATC quá lớn đã đè trở lại 22.8, giao dịch 382k. Hôm qua xác định mức hỗ trợ 23 chỉ là mức số tròn, còn thực tế không được khẳng định bằng khối lượng. Dù sao SSI hôm nay cũng bị xả nhiều hơn dự kiến.

Vol hôm nay tăng gần 71%, quá nhiều trong khi dao động intraday thể hiện rõ sức ép bán xuống. Lượng giao dịch trên tham chiếu chỉ chiếm hơn 2% tổng Vol và trong thời gian rất ngắn. Toàn bộ thời gian còn lại là giao dịch dưới tham chiếu. SSI có một ngày chốt lời ngắn hạn ồ ạt.

Sức ép đã đẩy vùng hỗ trợ xuống mức cũ trong trong 22.5-22.6 và vùng này có giá trị hơn nhiều so với mức 23 khi được tích lũy khối lượng lớn trước đó. Giá Low hôm nay xuống 22.6, giao dịch gần 243k, chiếm xấp xỉ 5% Vol. Tuy nhiên cầu vào rất tốt ở 22.6-22.7, xác nhận tính hỗ trợ của vùng giá này. 

SSI hôm nay không chịu ảnh hưởng của thông tin nào đặc biệt nên chỉ là biến động do giao dịch ngắn hạn, mà chủ yếu là chốt lời. Do ở mức giá khá cao và lượng hàng T+3 toàn bộ là lãi, chưa kể phần có lãi cao hơn và tích lũy khối lượng nhiều hơn trong tháng 1. SSI điều chỉnh là bình thường, chỉ là giao động mạnh hơn dự kiến khá nhiều, thể hiện mức độ quyết liệt của người bán.

Dao động của SSI phiên này vẫn nằm gọn trong vùng dao động của hôm qua nên tình hình vẫn chưa xấu đi. Nhất là khi vùng hỗ trợ cứng hơn ở 22.5-22.6 chưa thực sự bị đe dọa. SSI có thể cân bằng lại trong vùng hỗ trợ này, dao động hẹp lại và thanh khoản sụt giảm.

Blog chứng khoán: Chốt lời hơi mạnh tay 2

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Kỳ 2: Xây dựng danh mục đầu tư, khó nhưng không thể không làm ( được ) ?

Kỳ 2: Xây dựng danh mục đầu tư, khó nhưng không thể không làm ( được ) ?

Nói thì dễ, làm thực sự mới khó, bởi muốn xây dựng và tìm kiếm một danh mục ( 2-3 cổ phiếu ) để nắm giữ trọn sóng, quả thực không dễ chút nào. Bởi muốn làm được điều đó, trước hết bạn phải có 1 niềm tin tuyệt đối, nhưng cũng phải có 1 sự bén nhạy, một linh cảm đặc biệt mà phải nhiều năm lăn lộn, bám sàn chứng khoán mới có thể thành công được. Tựu chung lại, thì muốn thành công, theo tôi, bạn phải thực hiện 5 yếu tố đúng:

1. Mua đúng xu hướng. Nghĩa là xu hướng chung của thị trường, mà tôi muốn nói ở Việt Nam, thì xu hướng chung có thể kéo dài 6-9 tháng, hoặc 2-3 năm, là Tăng. Xu hướng này thường đi kèm với các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là Lạm phát, thể hiện qua CPI năm, và tăng trưởng tín dụng. Điều này theo tôi rất quan trọng.

Tôi gia nhập thị trường năm 2003, lúc đó gần như chứng khoán không được đề cập nhiều, chỉ thực sự bắt đầu trở lại khi IPO cổ phiếu Vinamilk, và nhộn nhịp từ đầu 2005 khi các ngân hàng bước vào thời kỳ hoàng kim. Tại thời điểm đó, CPI chỉ ở mức 6-8%/năm, và tăng trưởng tín dụng khoảng 12-15%/năm, nhiều ngân hàng như VPbank, Hàng Hải... thoát khỏi kiểm soát đặc biệt, với mức giá rất bèo.

Lạm phát thấp, giúp cho chi phí vốn của chúng ta trở nên rẻ hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc các cty cổ phần tiếp nhận được 1 luồng vốn rẻ hơn, từ ngân hàng. Lạm phát thấp, ổn định giúp ngoại tệ đổ vào thị trường nhanh hơn, bởi nhà ĐTNN yên tâm tiền đồng không bị mất giá, và tài sản rủi ro như cổ phiếu, hoặc trái phiếu chính phủ được quan tâm hơn. Đó là điều kiện cần, để các tay chơi lớn nhập cuộc.

Nhìn lại, những đợt tăng dài nhất từ 2005-2007, tháng 3/2009 - tháng 10/2009, và từ cuối 2012 đến nay và 2015 ( dự báo của tôi ) đều bắt nguồn thì lạm phát thấp, tín dụng tăng trưởng. Khi lạm phát cao trở lại, cũng đồng nghĩa với giá cổ phiếu đạt đỉnh và tụt dốc. Đó là đặc thù của kinh tế VN, và thị trường VN.

Nhật bản hay Mỹ, cũng đều tuân theo quy luật này. Trong kinh tế học có câu: lạm phát tăng, là liều thuốc độc cho thị trường chứng khoán. Tôi sẽ quay trở lại chủ đề này vào một dịp khác.

2. Mua đúng cổ phiếu với giá thật rẻ hơn giá trị của chúng, không mua cổ phiếu cơ bản tốt với mức giá quá cao: Điều này quan trọng không kém việc mua đúng xu hướng, nhin chung, thi trong 1 xu hướng tăng, mua gì cũng thắng, xác suất thắng là 90%, chắc ăn. Nhưng tỷ lệ sinh lời lại hoàn toàn khác nhau. Để lựa chọn 1 cổ phiếu đúng, phải nắm bắt được tâm lý nhà đầu tư trên thị trường, nói đơn giản, là mode. Tôi nói ra điều này sau khi đã ghi chép kha khá các số liệu, và kinh nghiệm từ bản thân.

Trong hơn 10 năm qua, tôi đã mua vào khá nhiều cổ phiếu, VNM FPT SJS NTP SDT TDH VNA PVD PPC BBC VSH CSM SSI DPM RAL........ , đa phần là các bluechip, trong giai đoạn 2003-2007, tôi chủ yếu là đầu tư mua vào dưới dạng cổ phiếu chưa nieem yết ( OTC ) , tham gia vài cuộc IPO như PPC, DPM.....và từ 2012 - nay chủ yếu là niêm yết ( listed), trong số đó, thì tôi nghiệm ra rằng, tất cả các cổ phiếu tôi mua đều tăng giá, thậm chí hàng chục lần sau khi tôi đã bán ra, có cổ phiếu tôi chỉ mua và giữ trong 3 ngày, nhưng những khoản đầu tư lâu dài nhất mới thực sự đem đến kết quả tốt nhất cho tôi,

Năm 2006, chắc nhiều bạn còn nhớ, SJS tôi đã mua giá 30.000 đồng và bán sau khi lên sàn 3 tháng với giá 160-170.000 đồng, nhưng chỉ vài tháng sau, SJS sau chia tách thậm chí còn tăng thêm 4 lần nữa. Gần đây, sau hơn 10 tháng mua HPG, vùng mua 21 vùng bán 40, tôi mới có đc kết quả khả quan hơn, nhưng ngay sau đó 3 tuần, HPG tăng tiếp 20% nữa, lên vùng giá 54, mặc dù đã điều chỉnh nhưng giá vẫn đagn cao hơn giá tôi bán.

Nhưng có những cp, nếu tôi mua và giữ, thì nó không tăng, và thực sự sẽ không tăng mà chỉ có giảm, nếu không cutloss kịp thời. Như VCB, VCG, .. hoặc thậm chí ngay cả SJS, VNA....

Vậy thì bài học của nhỏ lẻ chúng ta là: phải mua đúng cổ phiếu với mức giá thật rẻ, rẻ hơn giá trị của chúng. Chứ đừng mua cổ phiếu cơ bản tốt như các chuyên gia vẫn nói, với mức giá quá cao.

Mua cổ phiếu tại các vùng giá kim cương, giá vàng, giá bạc, thì tỷ lệ sinh lời sẽ cao, ngược lại, cổ phiếu mua vào tôi gọi với giá bùn, giá đỉnh, thì mức điều chỉnh sẽ rất lớn, và nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta khó có thể chịu được mức thua lỗ trên 20%, cá nhân tôi cũng vậy.

Tôi từng chứng kiến nhiều tổ chức lớn, nước ngoài, mua vào BVH PVFC với giá 70.000 đồng, hay DQC giá 250.000 đồng, SJS được Vinacap bỏ tới 235.000 đồng, và rất nhiều ví dụ khác, đó đều là các cp tốt tại thời điểm đó, nhưng mức giá ko hề rẻ chút nào, và sự chịu đựng khi cp giảm giá sẽ là vô cùng lớn.

Câu hỏi đến đây đặt ra là, làm sao 1 cổ phiếu tôi chọn lại coi là cổ phiếu RẺ so với giá trị của chúng ?

Đến đây thì nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta phải bỏ công tìm hiểu, và câu nói không có bữa trưa nào miễn phí sẽ rất đúng, cũng như ko có mô hình kỹ thuật nào có thể nói cổ phiếu của tôi là rẻ hay đắt, mua vào tỷ lệ sinh lợi là bao nhiêu?
ở đây, phải áp dụng hoàn toàn cơ bản, mà tôi hay dùng là định giá theo sự tăng trưởng EPS, và quan tâm tới dòng tiền thực, cũng như doanh thu thực mà công ty đạt được, hoặc sẽ đạt được. Đề tài này tôi sẽ nói vào 1 dịp khác, nhưng tôi lưu ý nhiều bạn rằng, lạm dụng kỹ thuật sẽ ko thể nắm bắt đc cơ hội mua cp rẻ.

năm 2004-2007, tôi toàn đầu tư dưới dạng OTC, nên làm gì có kỹ thuật để mà soi xem đồ thị nó đang ở sóng nào? hì hì,

3. Mua đúng tỷ trọng: Cái này là quan trọng,, thậm chí với tôi, nó đặc biệt quan trọng. nhưng muộn quá rồi, tôi đi ngủ, mai sẽ nói tiếp.

Chúc các bạn ngủ ngon.