Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Bài hay trên Vfress : don't go away

Bài của thành viên trên vfress, xin phép tác giả post lại

nguồn: http://vfpress.vn/threads/thang-5-sell-in-may-dont-go-away.110065/

-------------------------------

Vậy là kết thúc một kỳ nghỉ dài, đủ để những bộn bề của cuộc sống được xoa tan đi. Không bảng điện, không ổn ào, không khói xe có lẽ là lúc chúng ta đủ tĩnh lặng để nhìn lại một chặng đường dài mà chúng ta đã đi qua.​
Tình từ 30/11/2012 đến 31/3/2014 (điểm cao nhất của sóng vừa qua) thì thị trường chứng khoán trong nước cũng đã đủ làm nức lòng những nhà đầu tư khó tính nhất khi Vnindex tăng 56% và Hnxindex tăng 75%. Lý do thì muôn vàn, nhưng tựu chung lại thì cái lý do cuối cùng cũng chỉ là sự "kỳ vọng", chúng ta kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế, của doanh nghiệp, của niềm tin,.... Và chúng ta đánh đổi kỳ vọng, niềm tin của mình vào chỉ số thị trường, vào giá chứng khoán. Tuy nhiên, ngẫm cho kỹ thì niềm tin cũng là một "dao động điều hòa", và nó cũng sẽ bị "cộng hưởng", kết quả của sự cộng hưởng là chúng ta mất đi sự tỉnh táo và khách quan để "nhìn và để nghĩ".​
Thị trường đã lắng xuống, 2 bên Buy - Sell đều "im lặng", nền kinh tế cũng "im lặng", trong cái "tĩnh lặng" đó là lúc chúng ta đủ tỉnh táo để suy ngẫm về 3 điều: "kỳ vọng", "cái giá" và "thời gian".​
Lại nhắc đến sự kỳ vọng và thời gian thì chúng ta lại phải nhắc đến chu kỳ, nhắc đến chu kỳ thì tôi thích nhất là nhắc đến "Kondratiev Waves" , nhắc đến Waves thì tôi lại xin mượn tấm hình của anh @Comaogaotien và edit lại chút để cả nhà có cái nhìn toàn cảnh về vị trí mà chúng ta đang đứng.​
tranngocbau1.jpg 

Một vài điểm rơi trong chu kỳ của tôi có khác với anh CAGT, tôi sẽ diễn giải quan điểm của mình trong topic, hy vọng sẽ có dịp cùng anh thảo luận chi tiết hơn. Quay lại với tấm hình, cá nhân tôi có 2 quan điểm:​
Thứ nhất: Việt Nam vẫn chưa bước sang mùa xuân, chúng ta vẫn còn loai hoay ở cuối mùa đông kéo dài từ quý 2 năm 2010 đến nay.
Ổn định trong trì trệ là câu tôi thích nhất để dùng diễn tả suy nghĩ của mình cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói hiện tại ngắn hạn như thế này thì vẫn vô tư sống tốt, không phải lo lắng vấn để tỷ giá, lãi suất, lạm phát, tăng trưởng.... Nhưng trung dài hạn thì vấn đề GDP, tín dụng, tổng cầu tiếp tục tăng trưởng yếu sẽ làm chúng ta mất dần đà tăng trưởng.​

San xuat.PNG 
Tính chung 3 tháng đầu năm thì chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trường 5.2% so với cùng kỳ, trung bình các năm 2012,2013 thì con số này ở mức 5%. Chỉ số PMI cũng duy trì ở mức trên 50 trong 8 tháng liền và lập kỷ lục 53.1 vào tháng 4/2014. Như vậy sản xuất đã có dấu hiệu cải thiện dần nhưng còn rất chậm và thấp. Trái lại với tín hiệu khởi sắc trong sản xuất thì tồn kho lại bắt đầu tăng mạnh ở khu vực chế biến chế tạo vào các tháng đầu năm 2014 (tăng gần 14% so với cùng kỳ) sau một thời gian duy trì ổn định trong năm 2013. Việc PMI và chỉ số sản xuất duy trì ổn định ở mức cao trong những tháng đầu năm là tín hiệu đáng mừng đối với khu vực sản xuất nhưng chúng ta cũng cần chú ý 2 điều: thứ nhất lịch sử 3 năm vừa qua thì PMI không phản ánh thực sự chính xác sản xuất trong nước như người ta nghĩ, thứ hai điểm cân bằng nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại phụ thuộc vào sức cầu chứ không phải từ phía cung. Thời gian tới trước những hỗ trợ từ phía chính chủ thì tổng cung sẽ tiếp tục cải thiện chậm, nhưng nếu tổng cầu không cải thiện trước khi sự hỗ trợ mất dần tác dụng thì vòng luẩn quẩn 2010-2012 sẽ lại diễn ra.​
Suc cau.PNG Quay lại với tổng cầu, đây mới là điều chúng ta cần chú ý trong giai đoạn cuối mùa đông, mùa xuân chỉ sang khi tổng cầu bắt đầu cải thiện ở những khu vực chủ chốt. Biểu đồ bên trái thể hiện cho nhu cầu của nền kinh tế, cá nhân tôi chia nhu cầu làm 2 dạng là cầu tiêu dùng (thể hiện qua chỉ số bán lẻ) và cầu đầu tư (thể hiện qua tín dụng trong nền kinh tế), cả 2 dạng nhu cầu trên đều duy trì ở mức gần như thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu hồi phục thực sự ---> Mùa xuân còn ở phía trước.​
Thứ hai: Kinh tế Viêt Nam đang dao động ở cuối chu kỳ nhỏ trong một chu kỳ lớn, trong chu kỳ lớn đó chúng ta đang ở mùa thu.
Mùa đông vừa qua chúng ta ngã chưa đau chính vì thế chúng ta mới chỉ cải cách hệ thống chứ chưa cải cách tư duy, chúng ta sẽ vượt qua tình trang khó khăn hiện tại với một cái giá phải trả chưa chắc đã nhỏ hơn nhưng tư duy cũ một ngày nào đó sẽ lại đẩy chúng ta vào mùa đông trong một chu kỳ lớn, lúc ấy cái giá phải trả sẽ là rất đắt.​

Từ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đến câu chuyện về "cái giá" phải trả
Sự hào nhoáng trong kết quả khởi sắc của một số doanh nghiệp năng lượng, kho bãi, săm lốp, .... có thể sẽ làm nhiều người nghĩ rằng doanh nghiệp tình hình đã thực sự tiến triển đi lên và chúng ta có một nền tảng vững chắc để "ky vọng" vào một sự phục hồi. Nhưng bây giờ khoan hãy nói đến "kỳ vọng", chúng ta cùng nhau xem các doanh nghiệp có thực sự khởi sắc như chúng ta vẫn nghĩ. Dưới đây là con số thống kê trung bình giản đơn từ 100 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn có tổng tài sản lớn nhất năm 2013.​
Tình hình kinh doanh.PNG 
Chúng ta có thể thấy tình hình kinh doanh năm 2013 không hề khởi sắc khi tất cả các chỉ số về khả năng sinh lời, kết quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động đều tiếp tục giảm sút, duy nhất chỉ có khả năng thanh toán là cải thiện khi các doanh nghiệp cơ cấu lại dần nguồn vốn kinh doanh khi thị trường chứng khoán khả quan, năm 2014 chúng ta vẫn chưa nhìn thấy tín hiệu nào để thể hiện những chỉ số này sẽ cải thiện. Quay lại cái giá chúng ta phải trả cho những doanh nghiệp này là gì: P/E của Vnindex tính đến thời điểm cuối quý 1 là 14.1 và Hnxindex 20.3 ---> Vậy cái giá đó đắt hay rẻ cho những doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng < lạm phát?
tran ngoc bau 2.PNG 
Câu chuyện của năm 2013 và một vài suy nghĩ về sóng đầu tư 
Trong bối cảnh vĩ mô như hiên nay thì chắc chắn chứng khoán sẽ vẫn là một kênh đầu tư được nhiều người chú ý, tuy nhiên cuộc chơi thời gian tới sẽ không còn là cuộc chơi của những tay "ngựa mới lớn" sống bằng thống kê và chăm chỉ mà sẽ là cuộc chơi thực sự của những trí óc với tư duy cao và hiểu biết rộng, khái niệm Netnet, P/B hay đầu tư giá trị thuần nhất sẽ được thay thế dần bằng khái niệm đầu tư tăng trưởng, đầu tư giá trị hiện đại.​
Cá nhân tôi chia chu kỳ đi lên của thị trường chứng khoán làm 3 giai đoạn.​
Giai đoạn 1 - tăng nhờ tài sản rẻ (chất kích nổ là sự ky vọng phục hồi từ những chính sách): đây là điều phản ánh rõ nhất trong 2 đợt sóng năm 2009 và năm 2013. Những trường phái đầu tư theo P/B, Netnet, thống kê giản đơn sẽ lên ngôi. Trong giai đoạn này bạn chỉ cần biết đọc số và có chút kỹ năng thống kê là đủ để kiếm tiền. Giai đoạn này thường tăng nhanh và ngắn.​
Giai đoạn 2 - tăng vì lợi nhuận cải thiện (chất kích nổ là sự phục hồi thực sự của nền kinh tế): Đây là giai đoạn mấu chốt của toàn bộ chu kỳ tăng, nếu chất kích nổ của giai đoạn 1 hết phát huy tác dụng mà nền kinh tế vẫn chưa khởi sắc thì giai đoạn 2 này không hình thành. Năm 2010 là ví dụ thực tiến nhất cho giai sự thất bại của giai đoạn 2. Trong giai đoạn 2 thì tất cả các dạng đầu tư đều lên ngôi từ đầu tư tăng trưởng, đầu tư giá trị hiện đại, đầu cơ lướt sóng, ..... Đây là giai đoạn mà các cổ phiếu sẽ có sự phân hóa, lúc này chỉ những cái đầu sắt với tư duy sắc bén mới có thể kiếm tiền. Giai đoạn này nếu hình thành thành công thì sẽ rất dài và bền, nhưng nếu thất bại thì đây cũng là giai đoạn giết tiền và niềm tin của nhà đầu tư dai dẳng nhất.​
Giai đoạn 3 - tăng vì tiền: Đây là giai đoạn cuối cùng của toàn bộ chu kỳ tăng, độ dài và mạnh của giai đoạnnày phụ thuộc khá nhiều vào giai đoạn 2. Trong giai đoạn này thì chỉ còn đầu tư tăng trường và đầu lướt sóng lên ngồi. Đây là giai đoạn mất dần sự phân hóa vì việc định giá trở lên rất khó khăn, giai đoạn này hầu hết các nhà đầu tư đều mất tập trung, kiếm tiền không khó nhưng mất tiền thì rất rất dễ.​
Cuối mùa đông trong chu kỳ kinh tế sẽ bao gồm 2 đợt sóng đầu tư là sóng tăng 1 như tôi vừa nói và sóng điều chỉnh của sóng 1. Như vậy chúng ta vừa đi qua giai đoạn tăng 1 của "sóng đầu tư" với đầy cả xúc và giờ là giai đoạn kế tiếp, giai đoạn điều chỉnh của sóng tăng 1. Thị trường sẽ cần thời gian để hình thành sóng điều chỉnh của sóng 1 và chỉ thực sự tạo sóng tăng thứ 2 khi những tín hiệu đầu tiên của mùa xuân về với kinh tế Việt Nam, nếu mùa xuân không về trước khi những chính sách hỗ trợ mất tác dụng thì mùa đông sẽ tiếp tục kéo dài thêm và lịch sử năm 2010 sẽ là câu trả lời hợp lý nhất.​

Một vài suy nghĩ về kinh tế Việt Nam trong thời gian tới
on dinh.PNG 

- Tăng trưởng kinh tế: Sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng chậm khi tổng cung cải thiện và tổng cầu ngừng suy giảm và có thể phục hồi chậm chạp. Khu vực dịch vụ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đà tăng trưởng.​
- Lạm phát: sẽ cải thiện dần nhưng tiếp tục duy trì ở mốc thấp. Trong hình 2 chúng ta thấy lạm phát trong nước phụ thuộc khá nhiều vào cung tiền M2 và thường có độ trễ 6-8 tháng so với M2, tuy nhiên thời gian tới cung tiền M2 sẽ khó gia tăng và chỉ duy trì ở mức tăng trưởng trung bình 15-20% ---> tín dụng cũng rất khó bùng nổ, đặc biệt khi cục máu đông đầu ra sản xuất, nợ xấu và áp lục giảm cung tiền tiếp tục đè nặng, trong trạng thái khả quan thì tăng trưởng tín dụng YoY vẫn sẽ chỉ duy trì quanh mốc 13-15% trong các năm tới và lạm phát sẽ duy trì quang mốc 6-7% trong năm nay do tổng cầu thấp.​
- Tỷ giá: Trong tầm kiểm soát. Cán cân thương mại cân bằng, kiều hối tăng đều, FDI và FII tích cực khi kinh tế ổn định và sự chủ động hỗ trợ từ phía chính phủ, rủi ro đô la hóa giảm bớt, dự trữ ngoại hối vượt 35 tỷ$ là những tín hiệu vững chắc cho sự ổn định của tỷ giá.​
Một vài điểm quan ngại:
- Tổng cung đang có dấu hiệu gia tăng trong khi tổng cầu tăng rất chậm mặt khác tổng cầu này có đóng góp không hề nhỏ của khu vực nhà nước, nếu thời gian tới tổng cầu khu vực tư nhân không cải thiện trong khi khu vực nhà nước không thể tiếp tục duy trì thì tổng cầu sẽ khó giữ được đà tăng trưởng và tình trạng tổng cung tăng, tổng cầu giảm sẽ đẩy Việt Nam lâm vào tình trạng giảm phát trì trệ.​

- Chính phủ đang khát vốn để kích nền kinh tế, các dòng vốn FPI và FDI được tập trung khai thác triệt để từ chuyện tổng động viên kêu gọi FDI ở các khu vực và địa phương, mở thêm những ưu đãi cho khu vực này cho đến nới room cho dòng vốn FPI lên 60%. Đây là điều tốt trong ngắn hạn nhưng không tốt trong dài hạn, vì sao, vì chính chúng ta đang ngán ngẩm với các chính sách ưu đãi cho dòng vốn FDI khi mà khu vực này được ưu đãi từ thuế, tiền thuê đất cho đến các loại phí, .... nhưng những nguồn thu thực tế từ khu vực này lại rất thấp. Nếu chúng ta tiếp tục kêu gọi vốn kiểu giảm thêm thuế, miễn các loại phí, ưu đãi ... trong khi những hoạt động dài hơi như nâng cao cơ sở vật chất, giải quyết thủ tục hành chính, môi trường cạnh tranh, .... không được quan tâm thì cuối cùng chính chúng ta đang "nuôi không tay áo" cho nước ngoài không kể đến những tổn hại về môi trường và tài nguyên. Quay lại với dòng vốn FPI thì đây là dòng vốn đầu cơ đến nhanh đi nhanh, dòng vốn này sẽ giúm tăng thêm thanh khoản cho thị trường nhưng việc kiểm soát là rất khó khăn, liệu rằng với hệ thống pháp luật và sự non trẻ của nền kinh tế trong nước có đủ trống trọi nếu những diễn biến bất thường của dòng vốn này diễn ra. Mặt khác hầu hết các doanh nghiệp đều còn room, chỉ có rất ít các doanh nghiệp là cạn room, vậy nới room trong khi giới hạn quyền biểu quyết có thực sự hấp dẫn và có tác động mạnh như người ta tưởng.​

- Đầu tư và chi tiêu của chính phủ đang lấn chiếm khu vực tư nhân, nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.​
- Trung Quốc đang đứng trước nhiều nguy cơ khi nợ xấu của hệ thống tín dụng tăng vọt, khủng hoảng nợ của các chính quyền địa phương. Nếu kinh tế Trung Quốc “hạ cánh đột ngột”, khả năng có một cuộc khủng hoảng kinh tế từ khu vực Châu Á trước khi lan ra toàn cầu. Mặt khác FED thực hiện thu hồi gói kích thích kinh tế quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn nóng rút ra khỏi các thị trường đang phát triển.​
Nếu như có ai hỏi tôi câu gì phù hợp nhất vào lúc này để nói về kinh tế Việt Nam thì tôi thích nhất câu "tĩnh trong động", cả nền kinh tế gần như đang "đứng im và ổn định", nhưng đứng trước chúng ta là một cơ hội rất lớn và đứng kế bên cũng là một hố đen không nhỏ. Thời điểm "động" của nền kinh tế đang gần hơn, 2 năm tới có lẽ là thời khắc quyết định chúng ta sẽ "hóa rồng" hay "tiếp tục là kiến".​
Tháng 5 này, "Sell in May, Don't go away" sẽ là lựa chọn phù hợp. Chiến lược đầu tư tốt nhất đó là nhìn vĩ mô.
NN-TD.PNG 
Thống kê giao dịch của khối ngoại và tự doanh tính đến ngày 29/4/2014

0 nhận xét:

Đăng nhận xét