Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Câu chuyện VNM

Câu chuyện VNM



Trước hết, phải ghi nhận VNM có sức tăng trưởng bền bỉ trong suốt hơn mười năm qua, kể từ khi niêm yết, mức tăng trưởng doanh thu , lợi nhuận trung bình 20-25% / năm, một cổ phiếu đáng sở hữu nhất và tăng giá mạnh nhất trong hơn 700 cp trên 2 sàn niêm yết ( xét trong thời đoạn 10 năm )

Đồ thị VNM từ 2007 - nay ( mẫu nền tháng )
Năm 2015 cũng là 1 năm làm ăn tốt với VNM khi giá bột sữa trên thế giới giảm mạnh, khiến lợi nhuận gộp tăng lên, mặc dù vậy nếu nhìn vào bảng thống kê bên dưới, thì VNM bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển chậm lại, với tốc độ tăng trưởng doanh thu có thể sẽ giảm dần từ 2016 và điều tôi quan tâm nhất là tăng trưởng EPS của VNM giai đoạn này cũng đã  tới hạn ( 2016- 2020 ) , đặc biệt, 2014 là năm mà VNM giảm -15% so với đầu năm và tăng trưởng EPS không còn được mạnh mẽ như giai đoạn sắp tới.

Tốc độ tăng trưởng và dự báo doanh thu VNM ( nguồn: HSC )


Khi gia nhập TPP, sữa nhập khẩu rẻ về bằng 0% có thể sẽ là thách thức lớn với VNM, bán đi phần vốn SCIC lúc này thu về 4 tỷ USD là con số không hề nhỏ và hợp lý ở thời điểm hiện tại.

Dường như các nhà tạo lập cũng đã nhận ra điều này, những tin tức media được tung ra dồn dập, với tin F&N trả giá 1 cp VNM 167.000 đồng, rồi lực đẩy giá liên tục khiến cho 4 tuần qua giá VNM dựng đứng. Thị trường và đồ thị không sai, trong năm nay VNM đã tăng giá 52%, đồ thị 4 tuần qua dốc đứng với Vol tăng vọt, giá cuối tuần chạm 132 rồi đóng cửa ở 129, biên độ giá dao động bắt đầu lớn dần và dòng tiền đầu cơ mạnh mẽ  xuất hiện

VNM đã trải qua 4 nền tích lũy và đang tạo đỉnh ngắn hạn

Nhìn trên đồ thị thì 1 sự điều chỉnh ngắn hạn đã xuất hiện, và sau phiên cuối tuần qua thì mức giá 132 có vẻ như đang được các tay chơi lớn chọn để bán ra, hơn là mua vào. 

Đánh cược rằng tuần tới, VNM sẽ điều chỉnh giảm ngắn hạn hơn là tăng

-----------

Ngành nông nghiệp sẽ đối diện với cạnh tranh mạnh mẽ vì nhiều nhóm hàng giảm thuế nhập khẩu xuống 0% trong một thời gian ngắn, khi Việt Nam tham gia TPP.
Được xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh khi Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành nông nghiệp sẽ đối diện với cạnh tranh mạnh mẽ, khi nhiều nhóm hàng phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0% trong một thời gian ngắn.

[​IMG]
Thịt bò, thực phẩm chế biến và sữa là những ngành Việt Nam đang áp dụng thuế nhập khẩu khá cao, từ 20 đến 55%. Việc tham gia TPP sẽ khiến thuế nhập khẩu về 0% ngay lập tức, hoặc theo lộ trình với thời hạn tối đa 11 năm.

[​IMG]
Các sản phẩm từ trái cây, bông và khoai tây sẽ giảm thuế trong thời gian tối đa là 8 năm.

[​IMG]
Hai mặt hàng chủ chốt của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt lợn và thịt gà sẽ chính thức đối mặt với cạnh tranh toàn phần sau 5-13 năm, khi thuế và hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ.

[​IMG]
Sau 16 năm, thuế nhập khẩu với thuốc lá (hiện là 135%) sẽ chính thức về 0%. Thời han dành cho bia, rượu là 11-12 năm, còn với đậu phụng là 8 năm.

[​IMG]
Các quốc gia xuất khẩu gạo nguyên hạt vào Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu ngay khi TPP được ký kết. Riêng với lúa mạch, lúa mì và các sản phẩm từ gạo, thời hạn tối thiểu sẽ là 4 năm.

[​IMG]




0 nhận xét:

Đăng nhận xét