Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Đột phá PPC



Phiên giao dịch ngày hôm nay, thị trường diễn ra sự đột biến về giao dịch thỏa thuận, chiếm tới trên 84% GTGD toàn thị trường. Chúng tôi thấy giao dịch thỏa thuận chủ yếu với giá sàn tập trung ở các cổ phiếu như HCM ( 13.28 tỷ ); SSI (13.5 tỷ); TRA (48.6 tỷ); FDC ( 27 tỷ ). Có thể xem như phiên giao dịch hôm nay, là sự tái cơ cấu danh mục của một quỹ đầu tư trên thị trường khi thời điểm kết thúc năm 2012 chỉ còn hơn tháng nữa. Tuy nhiên, nếu loại trừ GDTT, thì KLGD hôm nay cũng bắt đầu tăng khá so với phiên ngày hôm qua, với mức tăng khoảng hơn 30%. Nguyên nhân của việc thanh khoản tăng lên, có thể xuất phát từ tin đồn về việc hạ trần lãi suất huy động từ 9% về 8% của NHNN vào đầu tháng 12/2012. Một bộ phận nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào việc hạ lãi suất để mua đón đầu các cổ phiếu khi giá xuống thấp. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng thanh khoản của một vài cổ phiếu như CII, PPC có tăng lên so với ngày hôm qua, nhưng nhìn chung vẫn còn khá thận trọng. Cổ phiếu CII bất ngờ khớp hơn 580.000 cp, có lúc biên độ giao động giá lên tới trên 3%, nhóm cổ phiếu bánh kẹo như BBC, KDC vẫn duy trì được đà tăng ấn tượng trong vài phiên gần đây, nhờ những cải thiện trong KDKD quý 3. Ở chiều ngược lại, nhìn chung các cổ phiếu chủ chốt đều bị bán mạnh, đặc biệt là cổ phiếu VIC. VIC khớp gần 4,1 tỷ trong khi cả phiên hôm qua khớp có 3,3 tỷ. VIC bị bán ra mạnh mẽ, là nguyên nhân khiến thanh khoản tăng mạnh và giá cũng giảm 2%. Hiện tượng sụt giảm giá của đa số cổ phiếu lớn khác như VNM, HAG cũng là nguyên nhân chính đóng góp vào sự suy giảm của Vnindex và khiến cho thanh khoản tăng cao và người bán giữ thế chủ động. Khả năng mua hạn chế khiến giá phải giảm sâu hơn mới bán đủ số lượng, dẫn đến tốc độ giảm của điểm số ngày càng nhanh. Bên HNX, loại trừ GDTT trong buổi sáng, thì chỉ có hơn 39 tỷ đồng khớp lệnh, cả phiên giao dịch buổi chiều tình hình cũng không hề được cải thiện, tổng GTGD không vượt nổi 90 tỷ đồng, một kỷ lục mới trên sàn. Những cổ phiếu như PVX, VND, SHB KLS giao dịch đều yếu so với phiên hôm qua.
Chúng tôi cho rằng, thông tin hạ trần lãi suất huy động không có nhiều tác động tới xu hướng chung của thị trường khi dòng tiền chảy vào TTCK ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất có tác động tới việc kéo lãi suất cho vay xuống thấp hơn, giúp các DNSX giảm chi phí tài chính và đây được coi là thông tin hỗ trợ cho dài hạn.


Sàn HSX: Chỉ số Vnindex đóng cửa đạt 375.79 điểm, giảm 1.1 điểm ( -0.29%); Giá trị giao dịch đạt 458.35 tỷ đồng tương đương 26.98 tr cp chuyển nhượng, tăng 44.2% về KLGD và tăng 41.3% về GTGD.  Thị trường có sự đột biến về GDTT so với phiên hôm qua, giá giảm và khối lượng tăng chứng tỏ bên bán đã bắt đầu mất kiên nhẫn, sẵn sàng hạ giá để thoát hàng.

Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường trong trung hạn và ngắn hạn là Giảm điểm. Chỉ số Vnindex hôm nay nối tiếp đà giảm nhẹ mặc dù có một vài thông tin chưa chính thức về việc SBV sẽ hạ trần lãi suất huy động từ 9% về 8%. Chỉ số RSI(14) đạt giá trị 34, các chỉ báo MACD, Stochastic và Swing Index tỏ ra đuối sức và có dấu hiệu sụt giảm. Như vậy, trong 10 phiên gần đây, Vnindex chỉ có 1 phiên tăng nhẹ và 9 phiên giảm liên tiếp, phá vỡ xu hướng đi ngang khiến áp lực bán gia tăng, đưa chỉ số tiến nhanh về ngưỡng hỗ trợ 370 điểm.

Sàn HNX: Chỉ số HNindex đóng cửa đạt 51 điểm, tăng 0.04 điểm (0.08%); Giá trị giao dịch đạt 123.6 tỷ đồng tương đương 19.5 tr cp chuyển nhượng tăng 10.8% về GTGD &  tăng 6% KLGD. Thanh khoản HNX phiên hôm nay tăng nhẹ so với hôm qua nhờ vào GDTT lượng lớn SHB; TH1 trong khi giao dịch trên sàn tiếp tục sụt giảm so với hôm qua, sụt giảm so với MA20. Các cổ phiếu chủ  chốt giằng co và có sự khởi sắc nhẹ, tuy không đáng kể, vào cuối phiên giao dịch.

Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường là Giảm điểm trong cả ngắn hạn và trung hạn. Chỉ số Hnindex có sự phục hồi nhẹ vào cuối phiên, nhưng không có nhiều thay đổi, chứng tỏ áp lực bán chưa thực sự mạnh để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 50 điểm. Tuy vậy, các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục hướng tới trạng thái bán quá mức, khi đường chỉ báo Swing và chỉ số SO cắt đường tín hiệu, cùng với đường RSI(14) hướng về vùng bán quá mức. Những dấu hiệu trên cho chúng tôi thấy, thị trường đang dần mất đi trạng thái cân bằng hình thành trong 2 tuần gần đây, và dao động hướng xuống các đường hỗ trợ thấp hơn dự tính là 47 điểm.

Cổ phiếu thị trường Quan tâm:                                                          

PPC: Không có thông tin hỗ trợ đặc biệt, giá tăng trần trong bối cảnh chỉ số chung thị trường giảm nhẹ, nên có thể coi phiên giao dịch hôm nay của PPC mang yếu tố bất ngờ. Trong 2 tháng gần đây, PPC hình thành vùng đáy khá tốt quanh 8.5, mức giá thường được đẩy lên cao vào phiên giao dịch ATC, nhưng nhìn chung thanh khoản thấp. Phiên hôm nay, tạo ra sự đột biến về cả 2 yếu tố: Giá và KLGD. Đồ thị thể hiện một thân nến tăng mạnh, RSI(14) chạm vào vùng mua quá mức, do dải Bollinger Band co hẹp, phá vỡ đường xu hướng. PPC chạm các kháng cự của MA100, nếu như duy trì được đà tăng, PPC có thể hình thành xu hướng tăng trung hạn với các mốc kháng cự dự tính là 10.5 và 12.

CSM: KLGD tăng trên 2.5 lần, đạt 209.000 cp, so với phiên hôm qua nhưng giá giảm 2% do bên bán tranh thủ thoát hàng. Bên bán liên tục tạo sức ép lên bên mua trong 5 phiên gần đây nhất. Giá đã suy giảm thủng hỗ trợ Fib 23.6%, đồng thời nằm dưới các đường MA20 và MA50. Trước mắt, CSM sẽ có các mức hỗ trợ tương ứng là 19.5 và 17.5. Nhà đầu tư sau một thời gian dài nắm giữ CSM đã tỏ ra mất kiên nhẫn, xảy ra quá trình giảm giá theo xu hướng giảm. Chỉ báo RSI(14) suy giảm rõ rệt, đang hướng cắt đường bán quá mức từ trên xuống, SO & SW cho thấy đợt giảm giá phá vỡ hỗ trợ lần này sẽ có thể diễn ra nhanh trong những phiên tới.



Nhận định TTCK của các cty
Theo yếu tố kỹ thuật, hai chỉ số Index đang trong diễn biến giảm điểm nhẹ, đi sát với đường trendline giảm giá trung hạn. Chỉ số HNX-Index thiết lập cột nến Doji, tín hiệu về sự giằng co giữa hai phía cung cầu. Tuy nhiên cột nến Doji trong xu hướng dao động hẹp chưa đem lại nhiều ý nghĩa. Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục cho tín hiệu động lực thị trường yếu, khi RSI đang giảm dần.
Hai đường +DI và –DI của Directional Movement System đang phân kỳ rất mạnh. Điều này cho thấy khả năng cho tín hiệu mua trở lại trong tuần này là rất thấp.
Thanh khoản đang thực sự yếu khi mà giới đầu tư không hào hứng tham gia bắt đáy ngay cả khi có phiên giảm mạnh xuất hiện. Khối lượng khớp lệnh duy trì khá sâu bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 24 triệu đơn vị/phiên).
Bollinger Bands có thể bung nén mạnh trong những phiên tới. Trong bối cảnh giá vẫn duy trì dưới middle của dải này thì khả năng giảm điểm tăng lên mức rất cao nếu như Bollinger Bands bung nén trở lại.
Với tình trạng như hiện nay thì việc bán ra có thể bắt đầu cân nhắc nếu VN-Index vẫn không phục hồi lên trên ngưỡng 380 điểm.  

Chính sách mới
Ngày 27/11/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH về việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu, NHTM cổ phần triển khai Rà soát và đánh giá lại khả năng phát mại, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm để xác định hợp lý giá trị và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm, trích lập tối đa dự phòng rủi ro, tạo nguồn để xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro ngay trong năm 2012. Căn cứ tình hình kinh doanh và xử lý nợ xấu, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 ở mức hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu trong năm 2012; Tích cực phân loại nợ đầy đủ và chủ động sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 
Chúng tôi đánh giá động thái này của SBV sẽ giúp các ngân hàng phân loại được nợ xấu, từ đó đánh giá được mức độ và quy mô nợ xấu đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét