Chúng ta đang đầu tư hay chỉ là những tay cá độ ? Câu hỏi này khiến tôi đi tìm từ những số liệu thống kê trên thị trường. 10 năm qua kể từ khi thành lập HNX, chỉ số hiện nay là 78 điểm, so với 192 điểm của ngày 30/6/2006 thì nhà đầu tư đang nhận 1 hiệu suất âm, Vnindex thậm chí còn tồi tệ hơn lãi suất gửi tiết kiệm, dưới 8%/năm ? tôi tự hỏi, thị trường này thực ra là cái gì đây ?
Tôi thử lục tìm trong một danh mục các khách hàng ngẫu nhiên trong 10 năm qua, khoảng 100 khách hàng có giao dịch ở mức trung bình khá, rồi thống kê lỗ lãi. Thật bất ngờ là tỷ lệ chiến thắng Vnindex không đáng là bao nhiêu, thậm chí có tới 90% nhà đầu tư cá nhân là thua lỗ. Nếu trong 1 giai đoạn 2 năm, thì không thực sự chính xác, có những người cực kỳ xuất sắc khi tài sản trong 1 năm nhân lên 500%, nhưng chỉ 1 đợt sóng là có thể bị cuốn trôi thành quả và thua lỗ không thể nào vực dậy được.
Nếu so với BĐS hay vàng, thì Chứng khoán thậm chí còn đứng sau cả tiền gửi tiết kiệm.
Nhưng nếu sàn lọc trên 800 mã cp của 2 sàn, thì danh sách sau đây xứng đáng được nêu ra, những cổ phiếu tăng không biết mệt mỏi trong 1 chặng đường dài 10 năm: VNM - BMP - NTP - VSC - PLC - PAN, DBC, DRC CSM HCM HPG. Hiếm gặp 1 DN BĐS nào có quá trình tăng giá bền bỉ và còn giữ được sau 10 năm, đem lại LN cho nhà Đầu tư. Những đợt sóng mạnh năm 2007 của SJS, NTL, 2010 của PVA, và sau này là PVX SHN - FLC - OGC, những DN có vốn khủng và biến động giá lớn trong 1 thời gian ngắn, kéo theo sau cũng đều là sự sụp đổ của giá cổ phiếu. Chỉ những DN tập trung vào hoạt động cốt lõi, ngành nghề độc quyền và có sức mạnh bao phủ mới có thể tồn tại và tiếp tục trả cổ tức đều cho cổ đông.
Nhưng phần lớn nhà đầu tư cá nhân đều không nắm những cổ phiếu này, đủ lâu để có thể gặt hái thành quả. Đa phần, bị cuốn vào những con sóng và những đợt trồi sụt của thị trường, rồi sau đó mất tiền và giải nghệ. Kinh nghiệm của lớp người này không được thế hệ sau nối tiếp, mà bằng những phương pháp như theo dấu người khổng lồ, đi tìm đội lái...xyz...thực chất là lao theo những con sóng, rút cuộc lại như những lớp người trước, mất tiền và rời bỏ thị trường.
Tối nay, kinh tế VN lại gia nhập vào TPP, một cơ hội lớn cho nhiều DN, các tập đoàn lớn đã đi trước khi tập trung vào nông nghiệp, như PAN, VIC, HAG, HPG. Tôi hy vọng nhà đầu tư , 1 lần nữa sau hơn 10 năm, tận dụng được những công ty cơ bản thực sự tốt và tiềm năng, mà quan trọng nhất là giá cổ phiếu còn phù hợp với giá trị, tránh bị bơm thổi để có kế hoạch nghỉ hưu sớm cho mình.