This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Bỏ 100 triệu đồng vào cổ phiếu, sau 10 năm lỗ lãi ra sao?




 Nếu tính về giá trị tuyệt đối thì gần như giải ngân vào bất kỳ thời điểm nào thì đến ngày 15/7/2016 chúng ta đều có lợi nhuận, chỉ duy nhất việc giải ngân vào giai đoạn VN-Index ở gần đỉnh lịch sử 2008 thì đến bây giờ vẫn còn lỗ nhẹ.

Theo một nghiên cứu của giáo sư có tiếng trong lĩnh vực tài chính Jeremy Siegel, cổ phiếu sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn trái phiếu và cũng ổn định hơn nếu như được đầu tư trong dài hạn.
Theo như giải thích trong cuốn Stocks for the Long Run của ông, cổ phiếu không chỉ thể hiện ưu điểm vượt trội so với trái phiếu trong hơn 100 năm qua, mà nó còn thắng trái phiếu/tiền gửi trong 80% của tất cả các giai đoạn đầu tư 5 năm, từ năm 1982 (ví dụ, từ 1802-1807, 1803-1808, v.v..). Cổ phiếu cũng đã giành phần thắng tới 90% của tất cả các thời kì 10 năm, và đặc biệt là 100% trong tất cả các thời kì 30 năm.
Đầu tư chứng khoán sinh lời thế nào trong 10 năm qua?
Một câu hỏi đơn giản là nếu chúng ta đầu tư vào chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua thì lợi nhuận đạt được sẽ như thế nào?
Biểu đồ sau đây cho ta biết giá trị của một khoản đầu tư vào thời điểm 15/7/2016 là bao nhiêu nếu mức vốn ban đầu là 100 triệu, giải ngân vào rổ cổ phiếu theo chỉ số VN-Index theo từng thời điểm khác nhau vào ngày đầu tiên mỗi năm từ 2007-2015 (được tính toán trên Bloomberg, bao gồm cả việc chia tách cổ tức hàng năm).
Nếu tính về giá trị tuyệt đối thì gần như giải ngân vào bất kì vào thời điểm nào thì đến ngày 15/7/2016 chúng ta đều có lợi nhuận, chỉ duy nhất việc giải ngân vào giai đoạn VN-Index ở gần đỉnh lịch sử 2008 thì đến bây giờ vẫn còn lỗ nhẹ.
Tuy nhiên vì các khoản thời gian có độ dài khác nhau nên chúng ta phải tính tỉ suất thu nhập nội bộ (IRR) cho từng giai đoạn để so sánh biết hiệu các thời điểm giải ngân (ví dụ đầu tư 2 năm lời 50% thì tốt hơn đầu tư 3 năm lời 60%).
Tính toán cho thấy việc giải ngân vào năm kinh tế khủng hoảng 2012 là năm cho lợi nhuận tốt nhất với IRR là 19,7%. Đặc biệt là 5 năm gần đây IRR đều cho trên 10%, và cao hơn lãi suất tiền gửi nhiều. Nó cũng cho ta thấy việc chọn thời điểm giải ngân là rất quan trọng, có thể giúp tăng hiệu quả khoản đầu tư đáng kể. Nó cho ta thấy giải ngân vào TTCK khi TT quá nóng như năm 2007-2008 (VN-Index thời điểm đó 800-1100) thì không hiệu quả về dài hạn.
Nhìn từ một số cổ phiếu nổi bật
Tuy nhiên tính toán trên chỉ mang tính tham khảo, vì đối với cá nhân chúng ta có nhiều cách đầu tư hiệu quả hơn. Đó là chọn một cổ phiếu rẻ, tiềm năng tăng trưởng tốt để giữ lâu dài.
Ta thử chọn một cổ phiếu hàng đầu của ngành thép đang được quan tâm hiện nay như HPG để xem nếu đầu tư vào HPG thì lợi nhuận sẽ như thế nào. Kết quả cho thấy nếy chúng ta đầu tư 100 triệu vào thời điểm đáy của VN - Index đầu năm 2009 thì ta sẽ nhận được 703 triệu đồng tương đương với tỷ suất lợi nhuận hàng năm IRR là 30.2%. Tuy nhiên về mặt hiệu quả thì thời điểm mua tốt nhất của HPG là năm 2012, vì chỉ trong 3,5 năm thì giá trị khoản đầu tư đã tăng lên 610 triệu, với IRR là 49%.
Nhìn vào giá trị sinh lời mà các quỹ đầu tư thu về từ cổ phiếu HPG cho thấy: Quỹ BI đầu tư vào HPG từ năm 2008, và IRR đầu tư vào HPG tính đến thời điểm tháng 6/2016 là hơn 20% theo VND và 18,1% theo đồng USD. Các quỹ thuộc Dragon Capital: quỹ VEIL sau nhiều giai đoạn giải ngân bắt đầu từ 2009, thì lợi nhuận IRR đầu tư vào HPG là 18,5%. Còn quỹ Vietnam Equity (UCITS) Fund được thành lập và giải ngân từ năm 2013 thì đến nay đạt mức IRR là 41,3%.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu HPG đã tăng hơn 40% trong khi P/E (tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công ty) mới ở mức 7,8 so với mức 25 của VNM hay 11,8 của DRC… Trong khi xét về mức độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm qua (2013-2015) thì HPG đạt mức 51,9%, vượt trội so với các công ty VNM FPT BMP DRC REE…
Thời điểm đầu tư cũng như cổ phiếu đầu tư cũng quyết định mức sinh lời mang lại cho mỗi nhà đầu tư. Một góc nhìn khác từ 3 cổ phiếu ngân hàng đều được nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào là Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG) và Eximbank (EIB) cũng cho thấy điều đó.
Cuối năm 2011, gần 4 năm kể từ thời điểm IPO, ngân hàng Mizuho của Nhật Bản chi ra hơn 11.800 tỷ đồng (567 triệu USD) mua 15% cổ phần của Vietcombank với mức giá 34.000 đồng/cp - mức giá cao hơn 40-50% so với thị giá cổ phiếu VCB tại thời điểm đó. Sau đó 1 năm, Vietinbank bán 20% cổ phần cho một ngân hàng Nhật Bản khác là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), thu về 15.500 tỷ đồng (743 triệu USD).
Xét về hiệu quả tài chính, nhờ giá cổ phiếu VCB tăng rất mạnh từ đầu năm đến nay, hiện 15% cổ phần Vietcombank mà Mizuho đang nắm giữ có trị giá 22.400 tỷ đồng, tức xấp xỉ 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, Mizuho còn nhận về 400 tỷ đồng cổ tức tiền mặt. Như vậy, Mizuho đang tạm lãi khoảng 11.000 tỷ đồng (gần 100%) sau gần 5 năm đầu tư.
Trong khi đó, sau gần 4 năm nắm giữ, lượng cổ phiếu CTG mà ngân hàng BTMU đang nắm giữ có trị giá 13.900 tỷ đồng. BTMU cũng đã nhận về 2.500 tỷ đồng cổ tức nhưng cũng đồng thời chi ra 1.000 tỷ để mua cổ phiếu phát hành thêm.
Một ngân hàng Nhật Bản khác là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) cũng đang nắm giữ 15% cổ phần của Eximbank (EIB). SMBC rót 225 triệu USD vào Eximbank từ năm 2008 nhưng tính theo giá trị thị trường thì số cổ phiếu SMBC đang nắm giữ có giá trị chưa đến 100 triệu USD.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

HPG - cơ hội từ áp thuế tự vệ ngành thép

Gửi các nhà đầu tư của LCTV Investment ,

chúng ta đã đồng hành và tin tưởng vào sự lựa chọn năm 2016, với 2 nhóm cổ phiếu thép là HPG và VIS, chúng ta đã Mua trong nghi ngờ HPG ở vùng giá 26-27 ( từ ngày 3/3/2016 ) với HPG, ngày 27/4 với VIS ở giá 8.600 đồng, cho tới nay 2 cổ phiếu này đã cho chúng ta lợi nhuận thuần là 50%, chưa kể margin

trong tháng 7-9 tới đây, khi mùa mưa đến, tháng 7 mưa ngâu ở miền bắc, lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng sẽ giảm, số liệu tiêu thụ tháng 6 đã bắt đầu chậm lại, thì chúng ta cũng không nên đặt nhiều kỳ vọng trong quý 3, vì cao điểm của tiêu thụ 6 tháng đã đi qua, hơn nữa, thị trường chứng khoán đang ở mức margin cao và vindex chạm 681 điểm, lên liên tục 4 tháng cũng cần dưỡng sức nghỉ ngơi...

tuy vậy, về trung hạn, tôi vẫn kỳ vọng vào cổ phiếu HPG VIS năm nay, bởi các luận cứ sau đây:

1, Áp thuế tự vệ 4 năm với ngành thép, chỉ có HPG VIS hưởng lợi , do dây chuyền công nghệ 2 nhà máy này cho phép luyện phôi - cán thép thành phẩm mà ko phải nhập từ TQ

những cty như SMC - POM, HSG, TLH.... sẽ gặp bất lợi do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu TQ, và SMC TLH chỉ là những cty phân phối là chính

Hưởng lợi thế nào ?

Hiện nay, giá bán thép dài của HPG VIS phổ biến khoảng 9500 - 9600 đồng/kg cho các đại lý cấp 1

trong khi đó, ở hình dưới đây, chúng ta thấy giá bán thép tại TQ đại lục tại thị trường giao sau là 2350 tệ/ tấn, làm phép tính tỷ giá 1 NDT = 3300 đồng, tức giá thep khoảng 7,75 triệu/tấn tại TQ

[​IMG]

nếu nhập về VN, sẽ phải chịu thuế tự vệ và mức cũ là 24%, chi phí vận chuyển, kho bãi chiếm 12% - 15%

tổng cộng 7,75 triệu x 36% = 10,5 triệu đồng/ tấn - 10,7 tr / tấn

thử hỏi , giá thép VIS - HPG chỉ có 9 triệu / tấn bán ra, mà các nhà cung cấp khác nhập từ Trung quốc phải bán với giá 10,7 tr / tấn, cao hơn 15%-20% so với giá HPG VIS, thì chúng ta có lợi thế và lợi nhuận ra sao ?

năm 2014-2015, nhập khẩu thép các loại từ TQ vào VN là 14,5 triệu tấn thép ( số tổng cục hải quan ), như vậy thì hpg sẽ có thể tăng gấp 1,4-1,5 lần sản lượng giai đoạn tới nhờ áp thuế tự vệ.

2, Tốc độ xây dựng đang có xu hướng tăng nhanh, thị trường thép dự báo tăng trưởng 20%/năm 

ở VN, sẽ giúp HPG chiếm lĩnh thêm thị phần ở mảng cốt lõi, bằng chứng là quý 2, HPG đã có sản lượng thép - ông thép tăng mạnh so với cùng kỳ, HPG còn SX phôi bán cho các nhà máy cán thép khác, có thể nói HPG là DN đầu ngành của toàn ngành thép, là anh cả của các DN cán thép, 

Ngày 10/6/2016, hệ thống máy hàn phôi thép tự động đã được đưa vào sản xuất đồng bộ với dây chuyền cán số 3, thuộc Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Kinh Môn Hải Dương nhằm tăng năng suất thiết bị, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Theo tính toán, hệ thống máy hàn sẽ giúp tăng năng suất cán ít nhất 5%, tăng độ ổn định của thiết bị do dòng phôi cán liên tục. Do khi hàn không còn hiện tượng đầu phôi mất nhiệt, độ bền của các thiết bị, đặc biệt là hộp số, trục cán, bánh cán, con lăn hộp dẫn sẽ tăng lên, giảm sự cố bung thép nhờ sản xuất liền mạch.

Ưu điểm nổi bật và kinh tế nhất của việc áp dụng máy hàn phôi vào dây chuyền cán thép là chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng, sản phẩm đầu ra đồng đều hơn, không còn đầu mẩu tại các máy cắt như trước đây, khắc phục hoàn toàn vấn đề thép ngắn dài trong quá trình sản xuất.

Máy hàn phôi sử dụng dòng điện xoay chiều đầu vào 0,4KV, được áp dụng đầu tiên cho dây chuyền mới và lớn nhất của thép Hòa Phát (dây chuyền cán thép công suất 600.000 tấn/năm). Sau đó, Công ty sẽ xem xét hiệu quả để áp dụng cho các dây chuyền khác nhằm tăng sản lượng, giảm chi phí…

6 tháng đầu năm 2016, thép Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 785.000 tấn, chiếm 20,46% thị phần thép xây dựng toàn quốc. Ngoài thép thành phẩm, Hòa Phát đã cung cấp 140.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác tại Việt Nam.

3, HPG từ năm 2014 tới nay bước vào giai đoạn phát triển nhanh và bền vững,
 doanh thu liên tục tăng với ROE , ROA , ROIC, ROS tăng trưởng liên tục, trong khi nợ vay theo BC quý 1 chỉ có 10k tỷ đồng/ 15k tỷ vốn chủ sở hữu, một khả năng thanh toán nhanh, tốc độ hàng tồn kho đều ở mức lý tưởng

[​IMG]

nhìn vào dòng tiền kinh doanh hàng năm tăng trưởng liên tục, chỉ kém VNM , CTD, để thấy HPG xứng đáng với niềm tin của chúng ta

......


VIS & 1 số vấn đề cần lưu ý ở báo cáo tài chính quý 2

VIS có 1 số vấn đề cần lưu ý ở báo cáo tài chính quý 2


- Thứ 1, giá thép bán quý 2 tăng trung bình 8% so với quý 1/2016,
Trước nghỉ lễ giá khu vực phía Bắc: Thép xây dựng thông dụng phổ biến ở mức từ 8,9 – 9,6 triệu đồng/tấn khu vực phía Bắc, 8,6 – 8,9 triệu đồng/tấn khu vực phía Nam;

Sau nghỉ lễ giá có điều chỉnh tăng tại 2 thị trường, hiện tại mức giá phổ biến khu vực phía Bắc là 9,3-10,2 triệu đồng/tấn, khu vực phía Nam ở mức 9,2-9,3 triệu đồng/tấn. (giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm chiết khấu, VAT).

Tổng hợp tình hình bán hàng – xuất khẩucác sản phẩm thép tháng 3/2016:

[​IMG]

[​IMG]


Như vậy , quý 2 giá bán đã tăng, và sản lượng bán ra cũng tăng mạnh, ko có lý gì doanh thu của VIS không tăng, vậy VIS giấu doanh thu vào đâu ?

nếu tìm trên BCTC quý 2 không khó để tìm ra câu trả lời, khi thành ph
m ( Hàng tồn kho ) tăng đột biến,

điều vô lý là trong tình hình kinh doanh của quý 2 tốt như vậy mà thành phẩm và tồn kho tăng, doanh thu giảm liệu có hợp lý, trong khi chi phí cho quản lý doanh nghiệp tăng vọt ?


[​IMG]

 đó là lý do tại sao VIS không rơi sàn, chỉ đầu phiên những người lướt sóng bán ra và bị gom sạch
[​IMG]
nên nhớ rằng thuế tự vệ chỉ có lợi cho 2 cty làm sản xuất phôi và thép dài xây dựng là VIS và HPG

VIS sản xuất được 400k tấn phôi/ năm, và đối tác cũng như khoản phải thu lớn nhất của VIS là thái hưng,

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Nắm giữ cổ phiếu tốt cho lợi nhuận phi thường

" nếu không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân ? "

----------------

Một phiên rung rũ vì lấy cớ PCA phán quyết vào chiều tối mai, tôi xin phân tích tin:

1. Thứ 1, đây là phán quyết mà Philipin kiện TQ về đường lưỡi bò, từ đó làm căn cứ pháp lý về Biển đông cho các nước có tranh chấp với TQ, danh chính ngôn mơi thuận, dù rằng ai cũng biết sau phán quyết TQ sẽ hành xử thế nào......

Còn VN, ko hề kiện TQ về đưỡng lưỡi bò tại tòa trọng tài, mà ở vị thế trung lập nhưng ủng hộ việc tòa trọng tài ra phán quyết, một sự mềm dẻo- cương nhu phù hợp với vị thế, TQ cũng ko vì thế mà hành xử xấu với VN để đẩy VN về hẳn phe bên kia

hơn nữa, từ sau ĐH đảng và chính phủ mới lên, tình hình VN - TQ cũng ko còn căng thẳng như trận Biển Đông 2014, từ phân tích sơ bộ đó cho thấy rằng, phán quyết của PCA ngày mai chẳng ảnh hưởng gì tới TTCK VN, trái lại, nó như 1 phép thử margin, như vụ Brexit, điều chỉnh để tiếp tục đi lên bền vững hơn....

2. TTCK VN mang đặc thù là đầu cơ T+ , số lượng người mua bán trong 3-30 phiên chiếm 90% giao dịch, vì vậy lần này họ sợ phán quyết PCA như 1 brexit thứ 2, nên tâm lý là té trước thì hơn, nên mang hàng ra bán sạch, đặc biệt những hàng đã tăng mạnh từ sau brexit

Họ không biết rằng, đây vẫn là nhịp rung lắc của thị trường, và những cp họ bán đi mạnh ( do lên mạnh trước đó ) chính là những cp có nền tảng cơ bản vững vàng nhất, và giá cp ít khi xuyên thủng giá đóng cửa của phiên Brexit ( theo lý thuyết hộp và PTKT )

3. Theo kỹ thuật, điều chỉnh là bình thường, gãy xu hướng mới lo, khi đầu cơ theo thị trường, bạn chỉ nhận được lợi nhuận dưới trung bình hoặc bằng với thị trường, tương đương mức tăng giảm của chỉ so ( trong 1 giai đoạn nhất định 2-3 năm, )

vnindex có thể khó tăng 100% trong 1 năm, ai bảo năm nay vnindex lên 1100 điểm thì ng đó bị điên, nhưng cổ phiếu cụ thể thì tăng 100% là bình thường, vì vậy, những ng hay lấy chỉ số vnindex và đánh sóng ngắn, chỉ là những ng bình thường, lúc được lúc mất, nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra và nắm giữ những cp thường mà lợi nhuận phi thường.....

Tôi mua và nắm giữ cổ phiếu ở mức giá rẻ, những cp tiềm năng trong 1 thời gian đủ dài, ít nhất cũng phải 9 tháng - 1 năm, thậm chí 3-5 năm để hưởng lợi nhuận kép vài nghìn % , thường khi hoảng loạn cp rẻ mới xuất hiện,

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

VCG - định giá theo phương pháp tài sản ròng


Trả lời thắc mắc của một vài khách hàng về VCG, cổ phiếu được tôi khuyến nghị mua trong bài viết" Tháng 7 - mua cổ phiếu nào", tôi có mấy ý kiến như sau:

- Tôi sử dụng phương pháp định giá phù hợp với đặc trưng của VCG là Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh, Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty. Giá CP của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:

 Giá CP = (Giá trị TS ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số CP phát hành 

Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các DN Nhà nước thực hiện CPH, VCG được cổ phần hóa năm 2006, như vậy tôi cho rằng đây là phương pháp phù hợp. 

Tôi giả định rằng khoản lưu ý trên báo cáo kiểm toán của KPMG 2015 về hơn 1000 tỷ đồng mà VCG phải nộp lại cho nhà nước khi cổ phần hóa sẽ được xem xét trong 1 thời điểm khác, 

Tôi cũng lấy giá tham chiếu mà Vincom mua lại 24ha đất của SJS với giá 2100 tỷ đồng làm giá tham chiếu cho 264 ha đất của liên doanh VCG - posco, giả định lãi suất chiết khấu không đổi trong ngắn hạn.

-          Trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 của VCG, tổng tài sản ghi nhận là 20.700 tỷ đồng, tổng nợ là 13.400 tỷ đồng, 

-          Hiện nay, trụ sở làm việc của công ty tại 34 láng hạ cộng giá trị QSD đất và giá trị Xây dựng theo báo cáo là khoảng 600 tỷ đồng, giá trị khu đất Slendora theo giai đoạn 2 ( VCG làm hạ tầng thi công đại lộ thăng long, nhận về đất góp liên doanh Slendora, dự án BĐS hot nhất hiện nay mà Vincom đang rất thèm muốn ) , giá trị khu đất bằng 12.400 tỷ đồng 

-          Giá trị vô hình thương hiệu của VCG khoảng 6,4 tỷ đồng, VCG, đơn vị thi công các dự án trọng điểm của Hà Nội như nhà ga T2 – sân bay nội bài, dự án Trung Hòa – Nhân Chính, đại lộ Thăng Long, chuỗi dự án Vimeco gần BigC, trụ sở tòa án TPHCM, cao tốc Nội Bài – Lào cai, khách sạn hà nội Grand plaza, Tràng Tiền plaza….

-          Hiện nay, các công ty con của VCG như VIMECO, V25… đang có doanh thu mỗi năm trung bình trên 1000 tỷ đồng

-          Công ty nước sông Đà sắp bán cho cty Sinh THái, trong đó VCG góp vốn 500 tỷ , bán cho Sinh Thái với giá 50.000, thì VCG sẽ thu về 1000 tỷ lãi hạch toán trong 2016.

-          Tôi chưa kể những công ty khác và nhiều dự án khác có vị trí đắc địa tại Cát Bà, Láng Hạ ( hà nội ), Thảo Điền ( TP HCM ), …

-          Lợi nhuận 6 tháng 2016 trước thuế theo tôi biết là 212 tỷ đồng.

Cộng giá trị tài sản ròng, chúng ta có con số khoảng 34.000 tỷ đồng, nợ 13.400 tỷ đồng, vốn điều lệ của VCG là 4.400 tỷ đồng,

Theo công thức tính giá trị Doanh nghiệp ở trên, thì giá trị thực của VCG hiện tại là 46.500 đồng.

Vậy đây là câu trả lời cho lý do 4 năm qua VCG cứ lên 15 là bị đập, và ai đang đứng đằng sau kịch bản gom cổ phiếu VCG hiện nay ?

Tôi quan sát cơ cấu cổ đông, thì SCIC và Viettel đã nắm giữ 79,5% cổ phần, ETF và nhà ĐTNN nắm giữ 8%, 12,5% còn lại do các cá nhân và tổ chức trong nước nắm giữ, tương đương khoảng 52 triệu cp VCG.

Nhưng trong 2 năm qua, chắc chắn con số 52 triệu cp kia thực tế có đến 70% đã về tay 1 đại gia khác, mà đang đồn đoán, VCG sẽ là mảnh ghép hoàn hảo cho đại gia BĐS : từ thiết kế - thi công – xây lắp hạ tầng , cầu cảng nước sạch, cho tới nội thất.


Vậy thì giá trị của VCG đâu chỉ dừng lại ở con số 25.000 đồng ? 

Tư vấn đầu tư - Mở tài khoản giao dịch tại MBS & HSC
skype: loi_cu_ta_ve_81
Blog: http://lctv2012.blogspot.com/
Website: http://lctv.vn/
Tel: 0983369007
---------------

Một số dự án bất động sản VINACONEX và các công ty thành viên đã và đang triển khai
1. Khu Đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội);
2. Trung tâm Thương mại Tràng Tiền (Hà Nội);
3. Trung tâm Thương mại Thanh Hóa (Thanh Hóa);
4. Khách sạn Suối mơ (Hạ Long);
5. Khách sạn Holiday View (Cát Bà);
6. Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Bắc Phú Cát (Hà Tây);
7. Dự án xây dựng hạ tầng khu Công nghệ cao trong Khu công nghiệp Hòa Lạc (Hà Tây);
8. Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Nội);
9. Khu phức hợp nghỉ dưỡng biệt thự biển cao cấp, bến du thuyền, casino và công viên giải trí Cát Bà Amatina (Đảo Cát Bà, Hải Phòng),
10. Dự án Khu đô thị nhà ở cao tầng kết hợp Thương mại dịch vụ VINACONEX Thảo Điền (Thành phố Hồ Chí Minh);
11. Dự án khu dân cư Vĩnh Điềm Trung (Nha Trang);
12. Dự án Khu dân cư số 2 đường Tây Lê Hồng Phong (Nha Trang);
13. Dự án Khu Trung tâm đô thị du lịch Bãi Dài (Nha Trang);
14. Dự án Khu đô thị Trung Văn (Hà Nội);
15. Dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn (Hà Tây);
16. Dự án Khu nhà ở để bán tại Quang Minh (Vĩnh Phúc);
17. Dự án Khu biệt thự nhà vườn VINACONEX6 - Đại Lải (Vĩnh Phúc);
18. Dự án Khu nhà ở đường Nguyễn Thái Học (Yên Bái);
19. Dự án Khu đô thị mới Trần Hưng Đạo (Thái Bình)
20. Dự án Khu đô thị mới Tây đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh (Vinh - Nghệ An);
21. Dự án ĐTXD hạ tầng kỹ thuật và trường dạy nghề, nhà ở kết hợp nhà trẻ tại Trung Hòa (Hà Nội);
22. Dự án Trung tâm thương mại Hà Đông (Hà Tây);
23. Dự án Trung tâm thương mại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc);
24. Và các dự án khác.

Hòa Phát lọt Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam Forbes bình chọn

Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất Việt Nam, với tổng giá trị thương hiệu lên đến gần 5 tỷ USD. Với giá trị ước tính 64,1 triệu USD, Hòa Phát đứng thứ 16 trong danh sách này.
Đây là lần đầu tiên Forbes công bố danh sách, dựa trên sự đánh giá lựa chọn khách quan từ hơn 300 thương hiệu và loại bỏ những thương hiệu nước ngoài dù được sản xuất trong nước.
Phương pháp đánh giá được Forbes Việt Nam sử dụng để xếp hạng danh sách này là nhìn vào những số liệu tài chính. Cụ thể là tính toán đóng góp của thương hiệu vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi phải có các số liệu tài chính minh bạch, do vậy, một số công ty dù có thương hiệu đáng chú ý lại không có đủ cơ sở để tính toán giá trị. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa, số liệu tài chính không công bố đầy đủ cũng khó có thể xác định.
Đáng chú ý là các thương hiệu có giá trị của Việt Nam chủ yếu được hình thành sau năm 1986, tức là sau khi nền kinh tế chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường. Hầu hết các thương hiệu công ty được xây dựng trong vòng 20 năm qua cũng cho thấy quá trình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nước ta trong xu thế hội nhập.
Được thành lập năm 1992, Tập đoàn Hòa Phát đã được khẳng định thương hiệu dẫn đầu của mình ở nhiều ngành hàng như thép xây dựng, ống thép, nội thất văn phòng, thiết bị xây dựng, bất động sản,… Hòa Phát nằm trong số rất ít các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đa ngành có sức khỏe tài chính lành mạnh, minh bạch, được công chúng đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng, đánh giá cao.
Trước đó, tạp chí Forbes Việt Nam cũng công bố 50 công ty niêm yết tốt nhất, là các công ty niêm yết dẫn đầu thị trường chứng khoán Việt Nam và HPG lần thứ tư góp mặt trong bảng xếp hạng uy tín này.  
Dưới đây là danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn:
1. Vinamilk (1976) $1,520 triệu
2. Viettel (1989) $752,8 triệu
3. Vingroup (1993) $279 triệu
4. Sabeco (1977) $247 triệu
5. FPT (1988) $171 triệu
6. Vietinbank (1988) $147 triệu
7. Vietcombank (1963) $135 triệu
8. Masan Group (1996) $126 triệu
9. BIDV (1957) $125 triệu
10. Việt Nam Airlines (1956) $78 triệu
11. Thế giới di động (2004) $77 triệu
12. Bảo Việt (1964) $72,8 triệu
13. PVI (1996) $66,4 triệu
14. Ô tô Trường Hải (1997) $65,4 triệu
15. Nutifood (2000) $64,8 triệu
16. Hòa Phát (1992) $64,1 triệu
17. Habeco (1957) $63,8 triệu
18. Vietjet Air (2007) $63,4 triệu
19. MBBank (1994) $61,7 triệu
20. Dược Hậu Giang (1982) $59,4 triệu


21. Thực phẩm TH (2010) $58,4 triệu
22. PNJ (1988) $53,3 triệu
23. Sacombank (1991) $47,6 triệu
24. Techcombank (1993) $39,7 triệu
25. Minh Long (1970) $39,5 triệu
26. VPBank (1993) $37,7 triệu
27. VNG (2004) $35,5 triệu
28. REE (1977) $31,2 triệu
29. Nhựa Bình Minh (1977) $28,2 triệu
30. Đạm Phú Mỹ (2003) $27 triệu
31. Traphaco (1972) $25,5 triệu
32. ACB (1993) $25,3 triệu
33. CotecCons (2004) $24,4 triệu
34. Xi măng Hà Tiên (1964) $23 triệu
35. Hoa Sen (2001) $21,9 triệu
36. Biti’s (1982) $17,4 triệu
37. Chứng khoán Sài Gòn – SSI (1999) $17,3 triệu
38. Chứng khoán Tp.HCM – HSC (2003) $15,7 triệu
39. Cao su Đà Nẵng (1975) $15,5 triệu
40. Thiên Long (1981) $13,5 triệu
--------------------
Thế giới đã công nhận và đánh giá cao thương hiệu HPG, ở đây tôi không bàn tới giá trị thị trường của cổ phiếu, mà chỉ bàn tới giá trị thương hiệu

Forbes mới đây nhất đánh giá HPG là 1 trong top 16 thương hiệu tốt nhất Việt NAM, với giá trị thương hiệu được họ đánh giá là trên 64 triệu đô la 

Điều đó có nghĩa là gì ?

Giá trị thương hiệu - Brand equity


Giá trị thương hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho những đối tượng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân viên…). Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Thứ hai, giá trị tài chính là hành vi của người tiêu dùng - họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh.


Giá trị thương hiệu gồm 5 thành tố chính đó là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận vượt trội, sự liên tưởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu, các yếu tố giá trị thương hiệu khác. Việc tạo dựng được những giá trị này là cả một quá trình, đòi hỏi sự đầu tư và quyết tâm của doanh nghiệp.

như vậy, HPG là một trong những công ty có thương hiệu giá trị nhất Việt NAM, sau những tên tuổi khác như VNM, sabeco, VCB, nhưng lại vượt trội so với HSG ( xếp thứ 35 với giá trị chỉ 21 tr usd )

chỉ riêng thương hiệu này thì cho thấy giá cổ phiếu của HPG còn đang ở mức rẻ thế nào, và nếu nhìn kỹ, cộng với lợi thế kinh doanh vượt trội và hiệu quả từ sản xuất - phân phối - logicstic đem lại, cho thấy hpg hoàn toàn có thể vượt qua mốc giá 68-69 trong tương lai gần

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Cập nhật lợi nhuận HPG quý 2/2016

Lợi nhuận khủng HPG quý 2/2016

Theo số liệu báo cáo bán hàng tháng 6_2016 của HPG mới cập nhật chiều qua. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong tháng là 105.000 tấn, tương ứng Q2 HPG tiêu thụ 389.000 tấn. Mảng ống thép tiêu thụ tăng trưởng mạnh đạt 121.000 tấn trong Q2, phôi thép tiêu thu trong Q2 đạt 80.000 tấn… Từ các thông trên và các thông tin tổng hợp các mảng KD khác được cập nhật vào Model. HPG cho KQKD với LNST HN đạt 1,850 tỷ. Cụ thể về cơ cấu lợi nhuận của HPG trong Q2 như sau:

1. Lợi nhuận đến từ thép xây dựng: 1,280 tỷ
2. Lợi nhuận đến từ kinh doanh ống thép: 215 tỷ
3. Lợi nhuận đến từ bán phôi: 110 tỷ.
4. Lợi nhuận đến từ khai khoáng: 80 tỷ
5. Lợi nhuận đến từ bán điện: 40 tỷ.
6.  Lợi nhuận đến từ kinh doanh điện lạnh: 75 tỷ
7. Lợi nhuận đến từ Nội Thất: 40 tỷ.
8. Lợi nhuận đến từ TA&CN, khác:  10 tỷ.

Nếu trong quý 2 này Lãnh đạo HPG “hạch toán” hết khoản/phân bổ hết chi phí “Lợi thế thương mại” 90 tỷ thì KQKD của HPG có thể xảy ra trong 3 kịch bản sau:
a. 1,760 tỷ
b. 1,800 tỷ
c. 1,850 tỷ.

( nguồn: huuchi )