This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

GDP cải thiện, hy vọng khởi sắc 2014

Tại Báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) dự báo, GDP quý IV dự báo sẽ tăng ở mức 6%.
Do vậy tăng trưởng cả năm được dự báo có phần khả quan hơn so với mức dự báo ban đầu của cơ quan này là 5,3%.
Kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực
Theo UBGSTCQG, dự báo GDP quý IV sẽ tăng ở mức 6% là do tổng cầu nền kinh tế sẽ chuyển biến tích cực hơn khi tính đến tính chất mùa vụ và tác động của độ trễ chính sách (khoảng 9 tháng) trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, một số chỉ số kinh tế vĩ mô chính có chuyển dấu hiệu khả quan hơn trong tháng 10. Cụ thể, sản xuất công nghiệp phục hồi rõ nét hơn, thể hiện qua chỉ số PMI tháng 9 tăng cao nhất kể từ khi tiến hành khảo sát (đạt 51,5) nhờ sự gia tăng các đơn hàng mới đặc biệt đơn hàng xuất khẩu.
Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) cũng phục hồi dần qua các quý: quý I tăng 4,5%, quý II tăng 5,2%, quý III ước tăng 6%. Tính chung 10 tháng đầu năm, IIP tăng 5,4% trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức phục hồi khá hơn mặt bằng chung ở mức 6,8%.
Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI khả quan và cơ cấu vốn tích cực. “Điều này đã giúp Việt Nam cải thiện năng lực sản xuất dài hạn và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ”, Ủy ban đánh giá.
Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá (tăng 15,2%), nhập siêu ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (thâm hụt 187 triệu USD). Đáng chú ý, tăng trưởng nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất và máy móc phục vụ sản xuất cũng tăng khá cho thấy triển vọng phục hồi sản xuất trong nước sáng sủa hơn.
UBGSTCQG: GDP quý IV dự báo tăng 6% (1)
Vốn FDI chảy mạnh vào lĩnh vực chế biến, chế tạo
Tuy nhiên, theo Ủy ban, khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% cũng như việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn trong trung hạn đang gặp nhiều thách thức, do hiệu quả tăng trưởng thấp, mô hình tăng trưởng không còn phù hợp.
“Do đó, cần phải đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế trong vòng 2-3 năm tới nhằm nâng cao năng suất của nền kinh tế, cải thiện tốc độ tăng trưởng dài hạn”, Ủy ban khuyến nghị.
Lạm phát xoay quanh 7%
Theo Ủy ban, trong quý 4/2013, phân tích yếu tố chu kỳ cho thấy đây là quý có mức tăng cao nhất trong năm, tuy nhiên sức cầu còn yếu nên sẽ hạn chế đáng kể đà tăng giá trong các tháng tới.
Các yếu tố chính gây tăng giá trong quý này bao gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng, nhu cầu mua sắm theo thời vụ các tháng cận Tết, khả năng điều chỉnh giá xăng dầu, gas. Dự báo lạm phát bình quân tháng sẽ dao động trong khoảng 0,6-0,8% nếu không có điều chỉnh đột biến về giá các mặt hàng nhà nước quản lý.
Tính đến tháng 10, CPI tăng 5,14% so với đầu năm, do đó dư địa còn lại cho lạm phát quý 4 là 1,9% tương ứng với mức bình quân tháng khoảng 0,63%.
“Lạm phát cả năm 2013 dự báo vẫn được kiểm soát xung quanh mức 7% nếu như có sự quản lý và điều tiết tốt việc điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nước quản lý” Ủy ban nhận định và nhấn mạnh: “Đây sẽ là thành quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong việc duy trì lạm phát ổn định liên tiếp 2 năm giúp ổn định kỳ vọng lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Cập nhật CSM

Sản lượng tiêu thụ tăng đã giúp Casumina (CSM) có quý 3 đạt doanh thu tăng gần 45 tỷ đồng lên 805 tỷ đồng. Lãi gộp đạt 221 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 180 tỷ đồng cùng kỳ đã giúp lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.
Chúng tôi cũng xin lưu ý thêm, trong kỳ, lãi vay của công ty tăng nhẹ so với cùng kỳ đã được công ty giải trình là do nhu cầu vật tư sản xuất và dự trữ tăng. Tuy nhiên, nhìn vào hạng mục hàng tồn kho của CSM thì số dư cuối quý 3 là 685 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỷ đồng so với đầu năm. Chi tiết hàng tồn kho của Casumina cho thấy, thành phẩm có số dư 234 tỷ đồng, giảm so với mức 302 tỷ đồng đầu năm; nguyên vật liệu đạt 447 tỷ đồng, giảm so với mức 529 tỷ đồng đầu năm.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, CSM đạt 2.333 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ so với 9 tháng năm 2012 nhưng lãi 9 tháng đạt gần 258 tỷ đồng, tăng 38% so với 9 tháng năm 2012.
Với 341 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, CMS vượt kế hoạch 275 tỷ đồng LNTT mà ĐHCĐ giao phó năm 2013 với tỷ lệ 24%.
Tổng thu nhập của HĐQT Và ban giám đốc (9 người) trong 9 tháng đầu năm đạt gần 4 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi người trong ban đạt thu nhập khoảng 50 triệu đồng/tháng.

Những con tàu vượt sóng 500 ?


 Còn quá sớm để nói về thị trường năm 2014, nhưng không muộn để bắt đầu, vì hiện tại đã là giữa tháng 10. Tại thời điểm này năm trước, chúng ta cũng đã nhìn thấy cơ hội lớn khi HPG về 16-17, CSM đứng ở 18-19, PGS giá 15-16 và bán ngập sàn, còn vô vàn ví dụ như PVT, REE, PPC , đều đã tăng 200%-250% sau 1 năm.

Thì ra càng khủng hoảng, cơ hội sở hữu những cổ phiếu tốt, đầu ngành càng lộ rõ, mua khi máu đổ trên đường phố, mua khi đám đông hoảng loạn. Danh mục xây dựng giờ có vẻ như đã khá già, đà tăng chậm lại, Vnindex cũng bắt đầu 2014 với khởi đầu ở mốc 500 điểm, chứ không phải là 375 điểm nữa, nhưng liệu cơ hội sắp tới có còn tiếp diễn ?

Tôi không có khả năng đoạt giải Nobel kinh tế, nhưng vẫn thừa đủ tự tin để nói rằng, 2014 xu hướng uptrend vẫn tiếp tục, tại sao ư ?

 Thử nhìn lại 2012, quá trình tăng hồi phục đã bắt đầu, và 2013 là nền tảng, là năm bản lề của những thay đổi trong chính sách vĩ mô. Lạm phát không còn là nỗi lo, vì thế giờ đây, người ta có thể tạm yên tâm nhắc đến đường cong lãi suất xuất hiện kể từ năm 2007. Tiền trong ngân hàng dư thừa, lãi suất cho vay xấp xỉ 2006, tức là trong khoảng 9-10%, tất nhiên cơ chế cho vay bây giờ được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn trước, đó là điều đáng mừng trong dài hạn.

Đây đó, số DN phá sản, hoặc chết không có chỗ chôn đã lên tới con số vài chục nghìn, nhưng những DN còn sót lại, sẽ càng mạnh mẽ hơn. Sau khủng hoảng, ai trụ lại được, tồn tại được là kẻ chiến thắng, nhiều khi chiến thắng chỉ đơn giản là mình đứng vững, còn đối phương tự gục ngã

Những chiến binh cuối cùng của thị trường có lẽ giờ đây đã thuộc lòng bài học này.

Tín hiệu cuối năm đáng mừng, khi VAMC công bố số nợ xấu được mua để tái cơ cấu ngân hàng, dù nó chưa đủ tác động mạnh tới thị trường trong ngắn hạn, nhưng, tăng trưởng tín dụng 2013 tuy thấp lại đăng tăng dần về cuối năm, giá vàng không còn nhảy múa và tỷ giá được kiểm soát trong biên độ cho phép.

Nếu những điều đó là chưa đủ để thị trường có thể vượt 500 lần thứ 6 trong năm 2013 này, thì nó sẽ vượt vào năm 2014, nếu xem xét đến tác động của việc mở room, tham gia vào TPP và sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Cá nhân tôi cho rằng, tất cả những vấn đề của nước Mỹ như trần nợ công, chiến tranh Syria, bệnh bò điên ở châu âu, cúm gia cầm Hồng Kông, hay là World Cup chỉ là những ảnh hưởng trong ngắn hạn, nếu là một nhà đầu tư thông minh, hãy chọn cho mình một con tàu tốt để có thể tiến xa, mà nếu bạn quen lái tàu thì càng tốt, :P

Theo kỹ thuật, thị trường cần 1 nhịp tích lũy khoảng 5-7 tuần nữa sẽ đủ sức để vượt qua làn ranh chết 500, nhưng hiện tại là lúc để nhìn ngắm những con tàu. \:D/\:D/

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Cập nhật HPG - SSI

Công ty chứng khoán Bản Việt cập nhật tình hình HPG – Trong 9 tháng đầu năm, HPG đã bán được 491.000 tấn thép (tăng 7,8% so với cùng kỳ), đạt 62% dự báo cả năm của công ty.
Với nhà máy BOF Giai đoạn 2 của HPG (tăng 78% công suất) đi vào hoạt động trong tháng mười chúng tôi cho rằng thị phần của HPG sẽ còn tăng nữa.
2013 là một năm rất tích cực đối với HPG, nhờ lãi suất giảm (từ 12% xuống 5%, dự phóng trung bình cả năm), nhà máy BOF có hiệu suất cao, giúp cải thiện biên lợi nhuận.
Ngoài ra, HPG còn có lợi nhuận bất thường từ bán lại cổ phần tại một công ty con (105 tỷ đồng), hoàn nhập dự phòng liên quan đến ACB 164 tỷ đồng và từ dự án BĐS Mandarin Garden (100 tỷ đồng). Chúng tôi xin lưu ý là việc hoàn nhập dự phòng sẽ được ghi nhận trong Quý 3 và lợi nhuận từ BĐS có thể sẽ được ghi nhận trong Quý 4.

-----------------

SSI:

Vol tăng 46% vẫn ở mức thấp nhưng được cái cầu vào ăn 16.6 – trên tham chiếu – rất tốt. Trên 91% Vol hôm nay tập trung ở đây (498k) và giao dịch cân bằng mua bán. Cầu đỡ từ 16.5 trở xuống rất dày. Giao dịch 16.5 là 48k thì gần 14k là mở cửa. Lực bán xuống trong phiên cũng không cao. SSI có áp lực bán giảm nhiều.

Hôm nay chuẩn bị tinh thần cho SSI giảm về 16.3 nhưng đã không xảy ra. Cầu đỡ khỏe và bán giảm đi nên dao động tích cực, nhưng hẹp trong 2 giá 16.5-16.6 (16.7 khớp kỹ thuật). SSI có thể đã kết thúc điều chỉnh.

Blog chứng khoán: Tiền lại lên rồi! 5

Soi danh mục đầu tư “khủng” của SSI
Soi danh mục đầu tư “khủng” của SSI

Lượng tiền và tương đương tiền của SSI (bao gồm cả tiền gửi ngân hàng dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn) tính đến 30/6/2013 đạt khoảng 3.570 tỷ đồng.

CTCP Chứng khoán Sài gòn (SSI) vẫn tiếp tục là CTCK có tổng tài sản và danh mục đầu tư lớn nhất trong khối các CTCK.

Tại thời điểm 30/6/2013, tổng tài sản của SSI lên đến hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ so với đầu năm.

Tiền và tương đương tiền của SSI đạt hơn 2.900 tỷ, tăng 964 tỷ so với đầu năm trong đó tiền của NĐT là 930 tỷ (tăng 236 tỷ so với đầu năm). Ngoài ra SSI còn có 1.592 tỷ đồng để dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn, đây là khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng. Tính chung lượng tiền của SSI khoảng 3.570 tỷ đồng. 

Tuy nhiên nợ phải trả của SSI cũng tăng từ 2.677 tỷ đồng đầu năm lên 3.842 tỷ cuối quý 2 (tăng 43,5%), các khoản nợ này không có khoản nào là vay nợ ngân hàng, chủ yếu là khoản phải trả nhà đầu tư 1.900 tỷ khoản nhận ký quỹ ngắn hạn để thực hiện việc môi giới cho khách hàng và khoản phải trả hộ cổ tức, gốc và lãi trái phiếu (hơn 358 tỷ đồng trong khi số dư đầu năm chỉ 4 tỷ đồng).
Soi danh mục đầu tư “khủng” của SSI (1)
Về tình hình đầu tư tài chính, SSI đầu tư hơn 1.360 tỷ vào công ty liên kết (tăng 150 tỷ so với đầu năm). SSI đã thoái sạch vốn tại ABT (chuyển sang cho PAN) và đầu tư mới vào BBC và VFG.
Soi danh mục đầu tư “khủng” của SSI (2)
Ngoài ra công ty đầu tư gần 2.350 tỷ vào các cổ phiếu niêm yết, OTC và đầu tư dài hạn khác.
6 tháng đầu năm 2013, SSI đã mua thêm hơn 2 triệu cổ phiếu PVS, 950.000 cổ phiếu FPT, 455.950 cổ phiếu PVD, 146.460 cổ phiếu GAS. 
SSI vẫn giữ nguyên tỷ lệ đầu tư tại VFMVF4 (14,2 triệu ccq, tương đương 17,6% vốn điều lệ của VF4); gần 2,5 triệu cổ phiếu TMT, 2,33 triệu cổ phiếu SVC và APC.
Soi danh mục đầu tư “khủng” của SSI (3)
Danh mục đầu tư ngắn hạn của SSI tại ngày 30/6/2013

Nếu tính chung cả danh mục đầu tư dài hạn, SSI hiện đang nắm 2.897.300 cổ phiếu FPT (tăng gấp đôi so với lượng nắm giữ đầu năm).
Soi danh mục đầu tư “khủng” của SSI (4)
Danh mục đầu tư dài hạn
Theo quy định của Điều 44 Thông tư 210 của Bộ Tài chính, áp dụng kể từ ngày 15/1/2013, công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản. Tuy nhiên SSI thông qua công ty con là công ty quốc tế SSI hiện vẫn đang đầu tư vào bất động sản cho thuê tại Mỹ, với giá trị cuối kỳ khoảng 265 tỷ đồng.
Soi danh mục đầu tư “khủng” của SSI (5)

--------

SSI: 6 tháng lãi hợp nhất gần 300 tỷ đồng, BBC thành 'gà đẻ trứng vàng'
SSI: 6 tháng lãi hợp nhất gần 300 tỷ đồng, BBC thành "gà đẻ trứng vàng"

Trong kỳ, SSI đã bán khoản đầu tư vào ABT nên công ty này không còn là công ty liên kết từ ngày 30/6/2013. BBC đóng góp lợi nhuận nhiều nhất cho SSI từ các công ty liên kết.

CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2013. Theo đó, nhờ giảm mạnh chi phí hoạt động trong kỳ nên lãi trước thuế của SSI trong quý 2/2013 đạt hơn 110 tỷ đồng, tăng 91% cùng kỳ năm trước. 6 tháng, lợi nhuận từ công ty liên kết hơn 100 tỷ khiến LNTT hợp nhất của SSI đạt gần 300 tỷ đồng, tăng 13% cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, doanh thu hợp nhất quý 2/2013 của SSI đạt gần 179 tỷ đồng, giảm 23% cùng kỳ 2012 do hầu hết các mảng hoạt động của SSI đều giảm so với cùng kỳ năm trước: doanh thu tự doanh giảm 38%, doanh thu quản lý danh mục đầu tư giảm 80%, doanh thu cho thuê tài sản giảm 49%, doanh thu khác giảm 11% cùng kỳ 2012.
Tuy nhiên trong quý 2/2013 SSI phát sinh khoản lợi nhuận khác đột biến gần 16,6 tỷ đồng, và giảm 45% chi phí hoạt động so với cùng kỳ 2012. Công ty có khoản lợi nhuận gần 30 tỷ từ công ty liên kết. 
SSI: 6 tháng lãi hợp nhất gần 300 tỷ đồng, BBC thành

Do đó, LNTT quý 2/2013 của SSI đạt 110,6 tỷ đồng, tăng 91% cùng kỳ 2012, lãi ròng đạt 95,77 tỷ đồng, tăng 38% cùng kỳ 2012.
Lũy kế 6 tháng, SSI đạt 345 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận từ công ty liên kết đạt 100,86 tỷ đồng, tăng 40% cùng kỳ 2013. Do đó lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm 2013 của SSI đạt 298 tỷ đồng, tăng 13% cùng kỳ 2012, lãi ròng đạt 256 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% cùng kỳ 2012.
Với kết quả này, SSI hoàn thành 60,8% kế hoạch năm.
Tại thời điểm 30/6/2013, SSI có 3 công ty con là công ty TNHH quản lý quỹ SSI, Quỹ đầu tư thành viên SSI (sở hữu 80%), công ty quốc tế SSI (sở hữu 80% vốn thông qua quỹ đầu tư thành viên SSI). SSI có 10 công ty liên kết là HVG, PAN, GIL, NSC, SSC, LAF, ELC, TMS, VFG và BBC. Trong đó BBC trở thành công ty liên kết của SSI từ ngày 31/3/2013, SSI nắm 20% cổ phần của công ty này.
Trong kỳ, SSI đã bán khoản đầu tư vào ABT nên công ty này không còn là công ty liên kết từ ngày 30/6/2013.
SSI: 6 tháng lãi hợp nhất gần 300 tỷ đồng, BBC thành
Bibica đang là "gà đẻ trứng vàng" của SSI khi đóng góp tới 43 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty liên kết


Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Cập nhật tình hình PGS

(ĐTCK) Theo nguồn tin riêng của ĐTCK, tính đến thời điểm hiện nay, doanh thu và lợi nhuận CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PGS – sàn HNX) đều khả quan hơn so với cùng kỳ.

    Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý III/2013 ước tính đạt 50 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ (43 tỷ đồng) và lũy kế 9 tháng đạt 147 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch năm 20,5%.

    Tuy nhiên, với tình hình như hiện nay, khả năng lợi nhuận PGS có thể đạt cao hơn nữa do chính sách giá bán và sản lượng tiêu thụ CNG khá cao và trong quý III/2013 lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi việc trích lập dự phòng Vinabenny (khoảng 20 tỷ đồng trong quý II/2013). Lợi nhuận sau thuế quý II/2013 sau khi đã trích lập dự phòng đạt 46 tỷ đồng.

-----------------

PGS vẫn sẽ đạt mục tiêu 28 trong 2-3 tháng tới

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Dự báo phiên giao dịch 3/10/2013


Nếu thống kê mức Low của các cổ phiếu 2/10 so với tham chiếu thì có thể thấy mức điều chỉnh trong phiên là hẹp. Chỉ báo hình mẫu giá lại ghi nhận trạng thái intraday tích cực trên diện rộng. Như vậy hôm nay thực chất là một phiên giao dịch mạnh mẽ về giá.

Thanh khoản có giảm nếu so với mức đột biến hôm qua. Nhưng so với phiên đầu tuần, thanh khoản không kém hơn bao nhiêu, nhiều mã tăng. Tổng dòng tiền vào tăng nhẹ so với hôm đầu tuần. Vốn nội thuần cũng tăng độ 4%. 3 phiên liền vốn nội vào trên 1.000 tỷ, nhất là sau phiên hôm qua đã vào rất mạnh (và cũng bị rút ra một lượng tương ứng) thì có thể khẳng định dòng tiền đang mạnh.

Chỉ báo khối lượng giao dịch dưới tham chiếu sụt giảm mạnh và ở mức rất thấp tức là không nhiều người mua được ở các mức giá rẻ. Dù là cover hay mua mới thì cơ hội cũng không lớn, buộc phải mua cao hơn. Do đó buổi chiều thị trường có quán tính do lệnh mua nâng giá lên. Phản ứng như vậy là tích cực hơn mong đợi vì đã sẵn sàng cho một phiên giảm hoàn toàn.

Diễn biến của dòng vốn nội vào đang cho thấy sự cải thiện. Bình quân tuần đầu tháng 9 là 472 tỷ/phiên tăng lên 677 tỷ/phiên rồi tuần trước là 881 tỷ/phiên. Tuần này rất có khả năng vượt 1.000 tỷ/phiên. Dòng vốn vào đang tăng đều chứ không phải biến động trồi sụt thất thường. Kỳ vọng trên thị trường đang tăng dần và tâm lý tốt lên. Các phiên điều chỉnh vẫn đạt thanh khoản cao, giao dịch ổn định. Rủi ro so với 2 tuần trước đã giảm đi nhiều, nên gia tăng tỉ trọng cổ.

Chú ý các mã cổ phiếu có dòng tiền bắt đầu vào mạnh như ITC KBC ITC , các mã cơ bản nên tiếp tục nắm giữ là PGS HPG SSI 

Đồ thị SSI 2/10

Blog chứng khoán: Tiền vào rất ổn định 4