This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Cố nhân PPC & SJS


       Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường đón nhận những thông tin vĩ mô khá quan trọng. CPI tháng 11 tăng 0.47%, thấp nhất trong những tháng cuối năm gần đây, tạo động lực để Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay. Tuy vậy, phản ứng của thị trường diễn ra chậm chạp, thiếu sự dẫn dắt của dòng tiền. Hai phiên cuối tuần, giá một số cổ phiếu chủ chốt như PVX, SCR, SHB SJS PPC có tăng trở lại, nhưng lệnh đặt mua yếu, vẫn mang tính thăm dò. Nỗ lực cứu giá xuất hiện khá đều đặn ở các cổ phiếu PPC, SJS chưa đủ để tạo sức bật mạnh và sự lan tỏa sang những cổ phiếu khác. Thanh khoản thị trường đã nhanh chóng giảm về mức thấp, cho thấy tâm lý thận trọng cao độ và đây là tín hiệu không mấy tích cực cho đà hồi phục của thị trường.

       Tuần giao dịch tới, thị trường sẽ không có nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ thị trường, nhưng một điều đáng chú ý, thời điểm cuối năm thường xuất hiện hành động cứu giá của nhiều cổ phiếu, do các Quỹ đầu tư và tổ chức tài chính phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư tài chính của họ.

       Hiện nay, chúng tôi quan tâm tới diễn biến cổ phiếu ngành điện, như VSH PPC. Năm nay biến động tỷ giá giữa VNĐ/Yên nhật có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, do vậy khả năng PPC không phải trích lập dự phòng tỷ giá, cộng với việc giá điện có xu hướng tăng là những yếu tố góp phần hỗ trợ cho đà tăng của PPC và VSH.

       Trong tuần, ngành bánh kẹo như KDC, BBC, HHC cũng duy trì được đà tăng giá. Trong quý 3/1012, Doanh thu thuần bán hàng KDC dẫn đầu với mức tăng 23% so với quý III/2011; bình quân 9 tháng đầu năm tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. HHC cũng duy trì được đà tăng trưởng và tăng cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011. Biên lợi nhuận gộp: Bình quân 3 doanh nghiệp, biên lợi nhuận gộp quý III/2012 đã cao hơn năm 2011. Xét từng doanh nghiệp, ngoại trừ BBC có biên lợi nhuận giảm nhẹ từ 32,9% xuống còn 30,8%; KDC và HHC đều tăng so với quý III/2011.Bình quân 9 tháng, KDC và HHC tiếp tục có biên lợi nhuận cao hơn cùng kỳ năm trước. Nhờ tiết kiệm chi phí, chú trọng vào thị trường nội địa, chúng tôi kỳ vọng quý 4/2012 các DN ngành bánh kẹo sẽ tiếp tục cải thiện tình hình SXKD.
       Dự báo PTKT: VN-Index & HNindex – Vẫn duy trì bên dưới middle của Bollinger Bands. Mặc dù nỗ lực tăng điểm trong hai phiên cuối tuần, nhưng chỉ số hai sàn tính chung cả tuần vẫn trong trạng thái giảm điểm.
       MACD đã bắt đầu có dấu hiệu đi ngang và có thể cho tín hiệu bán trở lại sau những phiên chững lại. Tuy nhiên, điểm lo lắng lớn nhất là thanh khoản vẫn không có biểu hiện tích cực và tiếp tục rơi khá mạnh. Khối lượng khớp lệnh hiện vẫn duy trì bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất. Nếu điều này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới thì khả năng suy giảm mạnh sẽ dâng cao trở lại.

       Tuần này, tín hiệu PSAR đã cắt lên đường chỉ số, và đường RSI(14) sẽ lại ở vùng bán quá mức. Đồ thị hình nến thể hiện những thân nến Spinning Top ngắn có thể sẽ bị thay thế bằng những thân nến giảm mạnh vào tuần sau.

       Dải Bollinger Band đang có xu hướng co hẹp lại, khả năng tăng điểm trong tuần sau có xác suất thấp. Chúng tôi nghiêng về xu hướng đi ngang của thị trường trong một phạm vi rất hẹp, các mốc hỗ trợ dự tính đối với 2 chỉ số là 370 điểm và 48 điểm.


Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Nhân tố AAA


Investor Daily MBS 29/11/2012

Diễn biến thị trường:

Vnindex và HNindex có phiên tăng nhẹ hiếm hoi sau chuỗi giảm giá liên tục trong thời gian qua. Tuy vậy, thanh khoản trên hai sàn sụt giảm mạnh. Đóng cửa, Vnindex đạt 378.2 điểm ( tăng 2.41 điểm, 0.64% );  HNindex đạt 51.1 điểm ( tăng 0.1 điểm; 0.2%). GDTT phiên hôm nay sụt giảm mạnh so với ngày hôm qua, do vậy khiến cho Vnindex và Hnindex giảm mạnh về KLGD. HSX chỉ khớp hơn 15.94 tr cp, trong khi đó bên HNX là 12.84 tr cp, GTGD HNX chỉ được 86.3 tỷ đồng.

Trái ngược với thanh khoản giảm, mức tăng của các cổ phiếu trên hai sàn lại vượt trội hẳn so với ngày hôm qua. HSX có tới 113 cp tăng giá và chỉ có 82 cp giảm giá, HNX có 91 cp tăng giá / 98 cp giảm giá. Các cổ phiếu thuộc Vn30 và Hn30 đều tăng giá khá tích cực. SSI có mức tăng nhẹ 1.4%, nhưng đây là phiên tăng giá thứ 2 liên tiếp của SSI, thanh khoản SSI cũng vẫn duy trì tốt so với phiên hôm qua với hơn 688.000 cp khớp lệnh. Trong bối cảnh thị trường sụt giảm mạnh về thanh khoản, thì KLGD của SSI duy trì được là điều rất đáng ghi nhận.
Trong số các cổ phiếu tăng giá, SJS cũng gây nhiều chú ý khi có phiên tăng trần tại mức giá 18.200. Mở cửa phiên giao dịch sáng, SJS còn bị bán mạnh dưới tham chiếu, nhưng lực cầu dần mạnh lên và đẩy SJS đóng cửa ở mức giá trần. Bên sàn HNX, AAA là cổ phiếu có KLGD lớn nhất với hơn 1.01 tr cp, có lúc AAA được bên mua hào hứng vét sạch với giá trần, nhưng đóng cửa AAA vẫn bị một lượng bán khá lớn ép xuống mức giá 13.1, chỉ duy trì được đà tăng khoảng 4%. Các cổ phiếu lớn khác trên sàn như VND, VCG, PVX thanh khoản rất thấp, lần lượt đạt 1 triệu, 143.000, 478.000 cp.

Ngoài diễn biến kể trên, nhìn chung hai sàn giao dịch khá trầm lắng với biên độ dao động giá không lớn, chưa làm thay đổi được xu hướng chung của thị trường. Vì thế, rất có thể đây chỉ là đợt phục hồi ngắn hạn sau chuỗi giảm giá giai đoạn vừa qua, điều này sẽ khiến cho phiên giao dịch ngày mai tiếp tục giằng co với thanh khoản thấp.


Sàn HSX: Chỉ số Vnindex đóng cửa đạt 378.2 điểm, tăng 2.41 điểm ( 0.64%); Giá trị giao dịch đạt 231.6 tỷ đồng tương đương 15.945 tr cp chuyển nhượng, giảm 40.6% về KLGD và giảm 49.4% về GTGD.  Thị trường có sự hưng phấn nhất định ở một vài cổ phiếu như PPC, SJS, tuy nhiên nhìn chung tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng và thanh khoản thấp.

Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường trong trung hạn và ngắn hạn là Giảm điểm. Chỉ số RSI(14) đạt giá trị 39, các chỉ báo SO cho chúng tôi thấy có sự phục hồi ngắn hạn vào ngày mai, tuy nhiên, xét trong kênh xu hướng chung thì chỉ số Vnindex vẫn nằm trong đường giá xuống, phía dưới MA20. Do vậy sự đột biến tăng mạnh của thị trường là chưa có khả năng xảy ra. Nhà đầu tư vẫn nên giữ tâm lý thận trọng với tỷ lệ tiền mặt cao.

Sàn HNX: Chỉ số HNindex đóng cửa đạt 51.1 điểm, tăng 0.1 điểm (0.2%); Giá trị giao dịch đạt 86.3 tỷ đồng tương đương 12.84 tr cp chuyển nhượng giảm 30.8% về GTGD &  giảm 34.3% KLGD. Thanh khoản HNX phiên hôm nay giảm mạnh so với hôm qua do GDTT đạt thấp. Các cổ phiếu chủ  chốt giằng co và có sự khởi sắc nhẹ, tuy không đáng kể, vào cuối phiên giao dịch nhưng KLGD thấp.

Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường là Giảm điểm trong cả ngắn hạn và trung hạn. Chỉ số Hnindex có sự phục hồi nhẹ, nhưng không có nhiều thay đổi trong xu hướng chung của thị trường. Phiên hôm nay cũng ghi nhận sự cải thiện trong tín hiệu thị trường của các chỉ báo kỹ thuật. Đường SO có dấu hiệu cắt lên , trong khi RSI(14) tăng nhẹ đạt giá trị 38. Nếu phiên tăng điểm ngày mai tiếp diễn, khả năng đường SW sẽ cắt nhẹ lên trên, tạo dấu hiệu về một đợt phục hồi ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá xu hướng chung của thị trường vẫn chưa có sự thay đổi.

 Cổ phiếu thị trường Quan tâm:                    
                                      
SSI: Sau khi chia cổ tức, giá SSI gần như không thay đổi, nhưng trong 2 phiên gần đây, giao dịch SSI đáng chú ý trong bối cảnh dòng tiền suy kiệt. SSI vẫn duy trì được KLGD ổn định khoảng 680.000 cp/phiên, thậm chí hôm nay, cầu còn chấp nhận đỉnh giá SSI lên 14.3, và tập trung nhiều ở 14.1 – 14.2. Hiện tại, theo kỹ thuật SSI vẫn nằm dưới đường MA20, và tiệm cận Lower Bollinger Band, chỉ số RSI(14) suy yếu khá nhiều, bộ chỉ số Stochastic gồm SW, SO và PSAR chưa cho tín hiệu tăng trở lại. SSI có thể hình thành xu hướng đi ngang, với giao động dự tính 14 – 15.

AAA: KLGD tăng mạnh, nằm trong top 5 cp có KLGD lớn nhất trên HNX. AAA cũng thu hút dòng tiền và sẵn sàng đẩy mua giá trần, khi công bố thông tin quỹ ĐTNN trở thành cổ đông lớn. Phiên tăng hôm nay, khiến đồ thị AAA bứt mạnh khỏi ngưỡng 12.5 được duy trì trong 3 tuần gần đây, tuy nhiên, kèm theo đó là KLGD tăng mạnh lên hơn 1 tr cp do nhà đầu tư tranh thủ chốt lời. Áp lực cung tăng khiến lượng cầu có xu hướng giảm nhẹ về cuối phiên. Đóng cửa AAA không còn duy trì được mức tăng trần, mà lùi xuống tại mức giá 13.1, tuy nhiên, vẫn theo hình mẫu tăng giá khi High > Close > Open. Chỉ báo Stochastich gồm SO, RSI(14) và SW vẫn đang trong trạng thái tăng, dự báo AAA có thể gặp kháng cự tại mức giá 14.





Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Đột phá PPC



Phiên giao dịch ngày hôm nay, thị trường diễn ra sự đột biến về giao dịch thỏa thuận, chiếm tới trên 84% GTGD toàn thị trường. Chúng tôi thấy giao dịch thỏa thuận chủ yếu với giá sàn tập trung ở các cổ phiếu như HCM ( 13.28 tỷ ); SSI (13.5 tỷ); TRA (48.6 tỷ); FDC ( 27 tỷ ). Có thể xem như phiên giao dịch hôm nay, là sự tái cơ cấu danh mục của một quỹ đầu tư trên thị trường khi thời điểm kết thúc năm 2012 chỉ còn hơn tháng nữa. Tuy nhiên, nếu loại trừ GDTT, thì KLGD hôm nay cũng bắt đầu tăng khá so với phiên ngày hôm qua, với mức tăng khoảng hơn 30%. Nguyên nhân của việc thanh khoản tăng lên, có thể xuất phát từ tin đồn về việc hạ trần lãi suất huy động từ 9% về 8% của NHNN vào đầu tháng 12/2012. Một bộ phận nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào việc hạ lãi suất để mua đón đầu các cổ phiếu khi giá xuống thấp. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng thanh khoản của một vài cổ phiếu như CII, PPC có tăng lên so với ngày hôm qua, nhưng nhìn chung vẫn còn khá thận trọng. Cổ phiếu CII bất ngờ khớp hơn 580.000 cp, có lúc biên độ giao động giá lên tới trên 3%, nhóm cổ phiếu bánh kẹo như BBC, KDC vẫn duy trì được đà tăng ấn tượng trong vài phiên gần đây, nhờ những cải thiện trong KDKD quý 3. Ở chiều ngược lại, nhìn chung các cổ phiếu chủ chốt đều bị bán mạnh, đặc biệt là cổ phiếu VIC. VIC khớp gần 4,1 tỷ trong khi cả phiên hôm qua khớp có 3,3 tỷ. VIC bị bán ra mạnh mẽ, là nguyên nhân khiến thanh khoản tăng mạnh và giá cũng giảm 2%. Hiện tượng sụt giảm giá của đa số cổ phiếu lớn khác như VNM, HAG cũng là nguyên nhân chính đóng góp vào sự suy giảm của Vnindex và khiến cho thanh khoản tăng cao và người bán giữ thế chủ động. Khả năng mua hạn chế khiến giá phải giảm sâu hơn mới bán đủ số lượng, dẫn đến tốc độ giảm của điểm số ngày càng nhanh. Bên HNX, loại trừ GDTT trong buổi sáng, thì chỉ có hơn 39 tỷ đồng khớp lệnh, cả phiên giao dịch buổi chiều tình hình cũng không hề được cải thiện, tổng GTGD không vượt nổi 90 tỷ đồng, một kỷ lục mới trên sàn. Những cổ phiếu như PVX, VND, SHB KLS giao dịch đều yếu so với phiên hôm qua.
Chúng tôi cho rằng, thông tin hạ trần lãi suất huy động không có nhiều tác động tới xu hướng chung của thị trường khi dòng tiền chảy vào TTCK ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất có tác động tới việc kéo lãi suất cho vay xuống thấp hơn, giúp các DNSX giảm chi phí tài chính và đây được coi là thông tin hỗ trợ cho dài hạn.


Sàn HSX: Chỉ số Vnindex đóng cửa đạt 375.79 điểm, giảm 1.1 điểm ( -0.29%); Giá trị giao dịch đạt 458.35 tỷ đồng tương đương 26.98 tr cp chuyển nhượng, tăng 44.2% về KLGD và tăng 41.3% về GTGD.  Thị trường có sự đột biến về GDTT so với phiên hôm qua, giá giảm và khối lượng tăng chứng tỏ bên bán đã bắt đầu mất kiên nhẫn, sẵn sàng hạ giá để thoát hàng.

Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường trong trung hạn và ngắn hạn là Giảm điểm. Chỉ số Vnindex hôm nay nối tiếp đà giảm nhẹ mặc dù có một vài thông tin chưa chính thức về việc SBV sẽ hạ trần lãi suất huy động từ 9% về 8%. Chỉ số RSI(14) đạt giá trị 34, các chỉ báo MACD, Stochastic và Swing Index tỏ ra đuối sức và có dấu hiệu sụt giảm. Như vậy, trong 10 phiên gần đây, Vnindex chỉ có 1 phiên tăng nhẹ và 9 phiên giảm liên tiếp, phá vỡ xu hướng đi ngang khiến áp lực bán gia tăng, đưa chỉ số tiến nhanh về ngưỡng hỗ trợ 370 điểm.

Sàn HNX: Chỉ số HNindex đóng cửa đạt 51 điểm, tăng 0.04 điểm (0.08%); Giá trị giao dịch đạt 123.6 tỷ đồng tương đương 19.5 tr cp chuyển nhượng tăng 10.8% về GTGD &  tăng 6% KLGD. Thanh khoản HNX phiên hôm nay tăng nhẹ so với hôm qua nhờ vào GDTT lượng lớn SHB; TH1 trong khi giao dịch trên sàn tiếp tục sụt giảm so với hôm qua, sụt giảm so với MA20. Các cổ phiếu chủ  chốt giằng co và có sự khởi sắc nhẹ, tuy không đáng kể, vào cuối phiên giao dịch.

Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường là Giảm điểm trong cả ngắn hạn và trung hạn. Chỉ số Hnindex có sự phục hồi nhẹ vào cuối phiên, nhưng không có nhiều thay đổi, chứng tỏ áp lực bán chưa thực sự mạnh để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 50 điểm. Tuy vậy, các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục hướng tới trạng thái bán quá mức, khi đường chỉ báo Swing và chỉ số SO cắt đường tín hiệu, cùng với đường RSI(14) hướng về vùng bán quá mức. Những dấu hiệu trên cho chúng tôi thấy, thị trường đang dần mất đi trạng thái cân bằng hình thành trong 2 tuần gần đây, và dao động hướng xuống các đường hỗ trợ thấp hơn dự tính là 47 điểm.

Cổ phiếu thị trường Quan tâm:                                                          

PPC: Không có thông tin hỗ trợ đặc biệt, giá tăng trần trong bối cảnh chỉ số chung thị trường giảm nhẹ, nên có thể coi phiên giao dịch hôm nay của PPC mang yếu tố bất ngờ. Trong 2 tháng gần đây, PPC hình thành vùng đáy khá tốt quanh 8.5, mức giá thường được đẩy lên cao vào phiên giao dịch ATC, nhưng nhìn chung thanh khoản thấp. Phiên hôm nay, tạo ra sự đột biến về cả 2 yếu tố: Giá và KLGD. Đồ thị thể hiện một thân nến tăng mạnh, RSI(14) chạm vào vùng mua quá mức, do dải Bollinger Band co hẹp, phá vỡ đường xu hướng. PPC chạm các kháng cự của MA100, nếu như duy trì được đà tăng, PPC có thể hình thành xu hướng tăng trung hạn với các mốc kháng cự dự tính là 10.5 và 12.

CSM: KLGD tăng trên 2.5 lần, đạt 209.000 cp, so với phiên hôm qua nhưng giá giảm 2% do bên bán tranh thủ thoát hàng. Bên bán liên tục tạo sức ép lên bên mua trong 5 phiên gần đây nhất. Giá đã suy giảm thủng hỗ trợ Fib 23.6%, đồng thời nằm dưới các đường MA20 và MA50. Trước mắt, CSM sẽ có các mức hỗ trợ tương ứng là 19.5 và 17.5. Nhà đầu tư sau một thời gian dài nắm giữ CSM đã tỏ ra mất kiên nhẫn, xảy ra quá trình giảm giá theo xu hướng giảm. Chỉ báo RSI(14) suy giảm rõ rệt, đang hướng cắt đường bán quá mức từ trên xuống, SO & SW cho thấy đợt giảm giá phá vỡ hỗ trợ lần này sẽ có thể diễn ra nhanh trong những phiên tới.



Nhận định TTCK của các cty
Theo yếu tố kỹ thuật, hai chỉ số Index đang trong diễn biến giảm điểm nhẹ, đi sát với đường trendline giảm giá trung hạn. Chỉ số HNX-Index thiết lập cột nến Doji, tín hiệu về sự giằng co giữa hai phía cung cầu. Tuy nhiên cột nến Doji trong xu hướng dao động hẹp chưa đem lại nhiều ý nghĩa. Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục cho tín hiệu động lực thị trường yếu, khi RSI đang giảm dần.
Hai đường +DI và –DI của Directional Movement System đang phân kỳ rất mạnh. Điều này cho thấy khả năng cho tín hiệu mua trở lại trong tuần này là rất thấp.
Thanh khoản đang thực sự yếu khi mà giới đầu tư không hào hứng tham gia bắt đáy ngay cả khi có phiên giảm mạnh xuất hiện. Khối lượng khớp lệnh duy trì khá sâu bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 24 triệu đơn vị/phiên).
Bollinger Bands có thể bung nén mạnh trong những phiên tới. Trong bối cảnh giá vẫn duy trì dưới middle của dải này thì khả năng giảm điểm tăng lên mức rất cao nếu như Bollinger Bands bung nén trở lại.
Với tình trạng như hiện nay thì việc bán ra có thể bắt đầu cân nhắc nếu VN-Index vẫn không phục hồi lên trên ngưỡng 380 điểm.  

Chính sách mới
Ngày 27/11/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH về việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu, NHTM cổ phần triển khai Rà soát và đánh giá lại khả năng phát mại, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm để xác định hợp lý giá trị và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm, trích lập tối đa dự phòng rủi ro, tạo nguồn để xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro ngay trong năm 2012. Căn cứ tình hình kinh doanh và xử lý nợ xấu, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 ở mức hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu trong năm 2012; Tích cực phân loại nợ đầy đủ và chủ động sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 
Chúng tôi đánh giá động thái này của SBV sẽ giúp các ngân hàng phân loại được nợ xấu, từ đó đánh giá được mức độ và quy mô nợ xấu đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng. 

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Tăng phí....




Sàn HSX: Chỉ số Vnindex đóng cửa đạt 376.89 điểm, giảm 1.01 điểm ( -0.27%); Giá trị giao dịch đạt 300.45 tỷ đồng tương đương 18.72 tr cp chuyển nhượng, giảm 16.1% về KLGD và tăng 15.3% về GTGD.  Thị trường tiếp tục suy giảm về KLGD so với phiên hôm qua, cho thấy nhà đầu tư tiếp tục giữ tâm lý thận trọng.
Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường trong trung hạn và ngắn hạn là Giảm điểm. Chỉ số Vnindex hôm nay nối tiếp đà giảm nhẹ do thiếu thông tin vĩ mô đủ mạnh để hỗ trợ thị trường. Chỉ số RSI(14) đạt giá trị 35, các chỉ báo MACD, Stochastic và Swing Index tỏ ra đuối sức và có dấu hiệu sụt giảm. Phiên giảm mạnh đã tạo ra dấu hiệu phá vỡ xu hướng đi ngang trong 2 tuần gần đây, áp lực bán gia tăng khiến Vnindex phá vỡ 380 điểm và hướng tới ngưỡng hỗ trợ 370 điểm.
Sàn HNX: Chỉ số HNindex đóng cửa đạt 50.96 điểm, giảm 0.01 điểm ( -0.02%); Giá trị giao dịch đạt 111.6 tỷ đồng tương đương 18.42 tr cp chuyển nhượng giảm 14.7% về GTGD &  giảm 16% KLGD. Thanh khoản HNX phiên hôm nay tiếp tục sụt giảm so với hôm qua, sụt giảm so với MA20. Các cổ phiếu chủ  chốt giằng co và HNindex hình thành chuỗi giảm điểm liên tiếp phá vỡ mức đáy cũ.
Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường là Giảm điểm trong cả ngắn hạn và trung hạn. Đồ thị hình thành thân nến giảm liên tiếp nhau, chứng tỏ áp lực bán gia tăng khi giá cổ phiếu giảm dần qua mỗi phiên giao dịch. Sau phiên giao dịch hôm nay, chỉ số Hnindex đứng yên và không thay đổi, chứng tỏ áp lực bán chưa thực sự mạnh để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 50 điểm. Tuy vậy, các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục hướng tới trạng thái bán quá mức, khi đường chỉ báo Swing và chỉ số SO cắt đường tín hiệu, cùng với đường RSI(14) hướng về vùng bán quá mức. Những dấu hiệu trên cho chúng tôi thấy, thị trường đang dần mất đi trạng thái cân bằng hình thành trong 2 tuần gần đây, và dao động hướng xuống các đường hỗ trợ thấp hơn dự tính là 47 điểm.
 Cổ phiếu thị trường Quan tâm:                                                          
SJS: Lượng giao dịch SJS trong phiên hôm nay tăng nhẹ so với hôm qua, nhưng vẫn ở mức thấp, chỉ có hơn 29.830 cp SJS được khớp lệnh với giá sàn. Trong hầu hết thời gian giao dịch, SJS gần như không có thêm cổ phiếu khớp lệnh nào, thanh khoản đóng bằng. Đồ thị SJS hình thành kênh giá xuống, kéo dài từ 17/4 và chưa có dấu hiệu kết thúc. Giá SJS giảm sâu gần về vùng đáy cũ hình thành 28/11/2011 là 16.000. Chỉ báo RSI(14) đang ở vùng bán quá mức đạt giá trị 31, SO và SW, MACD cũng cho tín hiệu bán, hàm ý SJS còn tiếp tục giảm sâu, dự kiến hỗ trợ của SJS là 16.000, tương ứng vùng đáy cũ.
BBC: Sau khi công bố LN quý 3 cải thiện, BBC liên tục tăng trần từ mức giá 13.4. KLGD hôm nay tăng khá so với phiên hôm qua, đường RSI(14) tiệm cận vùng mua quá mức, cây nến trắng tăng điểm chạm vào ngưỡng kháng cự cũ, tương ứng với Fib 61.8%. Xét trong kênh giá xuống thì BBC có khả năng thoát khỏi xu hướng giảm trung hạn, khi vượt qua đường MA50 & 100, tương ứng với mức giá 15 & 17. Nếu trong tuần, BBC vẫn duy trì được vùng giá này, khả năng tăng giá trung hạn của BBC là có thể xảy ra.

Diễn biến thị trường:

Thị trường diễn biến trong không khí ảm đạm, nhiều lúc có cảm giác giao dịch hai sàn gần như ngừng trệ. Chúng tôi quan sát thấy các cổ phiếu chủ chốt vẫn giao dịch hàng triệu đơn vị như VND, PVX, SSI thì hiện giờ sụt giảm một cách thất vọng, chỉ bằng 1/5 so với trước đây. Mặc dù giao dịch chậm chạp, giá cổ phiếu hai sàn vẫn không có nhiều sự thay đổi so với phiên hôm qua. Đa phần các giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu, quá trình bán tháo, một điều thường xảy ra khi chỉ số rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ, chưa diễn ra. Phiên giao dịch sáng nay lập kỷ lục về thanh khoản trên hai sàn, với 142.4 tỷ GTGD chuyển nhượng, thấp nhất từ đầu năm. nh trạng thanh khoản rất thấp sáng nay khiến các biến động giá rất không chắc chắn. Ngay cả một số mã tăng mạnh ở HSX như PVD, HPG, VCB đều không có được lực cầu dự bị đủ lớn. Khối lượng chặn mua rất thấp và chỉ cần khối lượng bán tăng lên một chút là giá có thể bị ép xuống rất mạnh.

Đóng cửa thị trường, Vnindex giảm nhẹ với 76 mã tăng, số mã giảm hoặc đứng giá chiếm áp đảo tới 235 mã. HNindex giảm nhẹ với 82 mã tăng, 313 mã giảm hoặc đứng giá.
Chúng tôi cho rằng, thị trường ngày mai sẽ tiếp tục đi xuống, hướng về các mỗ hỗ trợ thấp hơn là 370 điểm Vnindex, và 50.96 điểm Hnindex với thanh khoản thấp. Quá trình suy giảm kinh tế còn kéo dài, do vậy nhà đầu tư nên thận trọng khi tham gia giao dịch trong giai đoạn hiện nay.


Chính sách mới
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về chủ trương điều chỉnh tăng mức thu phí đường bộ như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Đồng thời, giao Bộ GTVT có lộ trình điều chỉnh tăng từ nay đến năm 2016 để đạt mức tăng 3,5 lần mức phí giao thông đường bộ so với mức giá cơ bản do Bộ Tài chính ban hành năm 2004. Như vậy, mức thu phí hiện nay đối với xe dưới 12 chỗ là 10.000 đồng sẽ tăng lên khoảng 35.000 đồng/lượt, xe tải từ 18 tấn trở lên sẽ tăng từ 80.000 đồng lên 280.000 đồng/lượt.

Chúng tôi đánh giá đây là mức tăng khá cao, mặc dù mức tăng được trải đều theo lộ trình ba năm. Chính sách trên cho thấy, Chính phủ đang có chủ trương tăng thu ngân sách để bù đắp sự căng thẳng nguồn vốn đầu tư dành cho cơ sở hạ tầng trong các năm tiếp theo. Với việc thu phí bảo trì đường bộ đối với các phương tiện ô tô, xe máy vào năm 2013, chúng tôi cho rằng chi phí vận tải của các doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể gây sức ép lên giá thành sản xuất.





Để có một nền kinh tế thông minh và điềm đạm


TTCT - Mười năm vừa qua, khi bong bóng tài sản và kinh tế được "bơm" lên, hầu hết người Việt tỉnh táo đều bị "sốc" trước một xã hội xa hoa hình thành quá nhanh.

Đâu đâu cũng bàn căn hộ triệu đô, ai ai cũng mơ sống trong các tòa nhà cao cấp với bảo vệ gác cửa, hồ bơi, siêu thị bên trong. Chiếc Toyota "vang bóng một thời" giờ bị xem là taxi, xe thì phải là Merc, BMW, Audi, thậm chí Lamborghini. Đi nước ngoài, chữa bệnh nước ngoài, mua nhà ở Mỹ thành chuyện thông thường...


15 năm trước thôi, tất cả những điều này vẫn còn quá xa lạ, thậm chí còn bị chút khinh miệt, nghi ngờ, vì cái thế giới hào nhoáng đó tưởng chỉ có trong các bộ phim Hong Kong thuở chưa có phim Hàn! Người Việt cũng từng có những trải nghiệm về một xã hội Việt khá giả, hoặc là Hà Nội xưa, hoặc là Huế đế đô, hoặc một Sài Gòn phong lưu cũ, nhưng trong xã hội truyền thống chưa bao giờ tồn tại một tâm lý xa hoa như thế.

Nhưng thật ra, chúng ta đang giàu hay nghèo?

Một vành đai nhỏ bé, "nghẹt thở"

Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.

Buổi sáng, từ nhà ở Gò Vấp đến trung tâm Sài Gòn làm việc, tôi thấy mình chuyển hóa qua bốn tầng thế giới. Chuyện đơn giản đầu tiên là quà sáng, nếu kêu một tô bún bò của bà Tám đầu hẻm thì chỉ mất 20.000 đồng. Nếu dừng gần Phú Nhuận ăn mì, giá đã 35.000 đồng. Nếu đến Phở Dậu quận 3, giá tận 65.000 đồng. Lên đến tiệm mì Nam Lợi đường Hàm Nghi, bữa sáng của tôi sẽ là 80.000 đồng. Một phần quà sáng từ Gò Vấp, qua Phú Nhuận, đến quận 3 và quận 1 đã chuyển hóa qua bốn mức giá và tăng lên gấp bốn lần.

Lại nữa, do yêu cầu công việc phải gặp gỡ, bàn bạc với người của các đối tác nước ngoài hay của các công ty lớn, nên vừa gửi xe máy vào bãi là tôi được nhảy lên xe Lexus đời mới bọc da thơm phức, họp hành ở các khu văn phòng sang trọng mát lạnh điều hòa, bao quanh là đường sá nhìn như nước ngoài, cà phê bàn việc ở tiệm Mojo thuộc khách sạn Sheraton, giá mỗi ly thức uống ít nhất 100.000 đồng, lại đi ăn trưa tại Park Hyatt, có khi là một phần steak bò Kobe giá 70 đôla (khoảng 1,5 triệu đồng)...

Thế rồi chiều về lại tà tà xe máy ghé quán bún chả gần Tân Sơn Nhất làm một suất 25.000 đồng bên cạnh một anh công nhân vừa tan tầm... Tôi nhận ra rằng mình thường xuyên trải qua cách sống của các tầng lớp khác nhau, có thể nói giai tầng của tôi chuyển đổi đến hai, ba lần trong ngày.

Và cũng nhờ các chuyển động "xuyên giai tầng" ấy, tôi nhận ra mình không giàu như mình vừa được sống, và toàn bộ cái thị trường cao cấp của xứ mình thật ra rất nhỏ bé, chỉ là một vành đai thượng lưu cạnh tranh nghẹt thở nằm ở vài phường trong quận 1, sau đó là các vành đai khác với giá trị giật cấp xuống rất nhanh, để tiến ra ngoại thành, nơi mỗi buổi chiều tan tầm nhìn các em công nhân dáng người "thấp nhỏ đồng hạng" đi kiếm vài bó rau rẻ cho bữa ăn chiều mà xót cả lòng.

Hiện tượng phân hóa mạnh như thế ở các mảng thị trường vốn đã nhỏ bé, các đứt gãy lớn trong sức mua... sẽ làm giảm khả năng phát triển mạnh của thương mại, dịch vụ và sản xuất. Hãy để ý, các chuỗi thương hiệu lớn hiện chỉ có thể quẩn quanh trong vành đai trung tâm với chục cửa hàng là hết "không gian sinh tồn", bước ra khỏi vành đai đó sức mua giảm sút và khó mà tồn tại nổi. Ngược lại, ở các vành đai ngoại biên có không ít sản phẩm tốt nhưng chẳng thể nào đủ tiền trả chi phí mặt bằng để chen vào vành đai trung tâm, làm hạn chế sức bành trướng của thương hiệu nội.

Mà cả đất nước Việt Nam nói không ngoa chỉ có hai vành đai thượng lưu nhỏ xíu như vậy nằm ở Sài Gòn và Hà Nội, ngoài ra chẳng có một đô thị nào đạt được sức mua cao cấp tương tự. Vậy thì khó có thể nói chúng ta đã đạt được mức của một thị trường trung lưu chứ nói gì đến hai chữ xa hoa.

Tự mình rơi vào ảo ảnh PR

Chúng ta đều biết tâm lý xa hoa trong xã hội phần lớn xuất hiện từ cách tạo nhu cầu, tạo thị trường của các nhà kinh doanh. Điển hình nhất là thử phân tích cơ cấu giá thành của một chai nước hoa.

Nếu một chai nước hoa diễm tình và quý phái kiểu Ý có giá 100 đôla thì giá của thứ nước hoa bên trong chỉ là 30 đôla, giá của thiết kế cái chai và bao bì thật sexy là 20 đôla, còn lại là tiền thuê quảng cáo, PR, thuê những nữ diễn viên thật gợi tình, mắt nhắm hờ, môi mọng đỏ, đứng bên chiếc Audi màu champagne trên đường phố cổ kính của nước Ý..., tất cả như một khối cầu thèm khát rực lửa khi những hơi nước hoa đầu tiên đụng vào cơ thể nàng. Xem thế, 100 đôla là giá phải trả cho một đam mê, một sự xa hoa, một ảo ảnh về nhan sắc.

Kinh doanh nhà cửa cũng vậy, đó là bán một giấc mơ. Nhà phát triển địa ốc thời gian qua đã không bán một căn nhà như một nhu cầu sống cấp thiết, bán "cái ăn, chốn ở", mà họ đã đi rất xa vào một ảo ảnh. Trong số các nhà địa ốc mà tôi được biết, ít ai nghĩ đến việc xây một ngôi nhà cơ bản nhưng tận dụng các không gian thật khéo léo, thông minh để sống tốt trong một diện tích nhỏ, thuận hướng gió, nhiều ánh sáng, tiết kiệm điện năng...

Hầu hết đều cố tưởng tượng ra những điều "kỳ ảo" nhất để nhồi vào căn nhà, và kết quả là nhà phải có hồ bơi, nhưng mấy ai đủ thời giờ xuống bơi và phơi nắng, đọc sách như trong phim, thế là hồ bơi bỏ rong rêu, chứa lăng quăng; phòng tắm phải có bồn tắm, có vòi nước massage, mà chẳng ai có thì giờ để ngâm mình, trong khi cách tắm cơ bản nhất chỉ là một vòi sen một chiếc ghế nhẹ nhàng chắc chắn để ngồi tắm... Tất cả những chi tiết như thế đã góp phần làm căn nhà ngày càng xa rời giá trị thật.

Mà rất nhiều tinh hoa kinh doanh Việt, rất nhiều vốn liếng ít ỏi Việt đã được tập trung vào thị trường xa hoa này, đây vừa là thị phần vô cùng nhỏ bé trong toàn bộ nền kinh tế, lại vừa làm thất thoát rất nhiều tiền của để nhập khẩu hoặc tiêu dùng ở bên ngoài quốc gia. Còn một thị phần rất lớn các nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu thì ít được lưu tâm, để sau cùng bị các công ty nước ngoài thâu tóm hết như hiện đang thấy.

Đồ họa: Lê Thân

Thông minh là sống đúng sức mình

Trên thế gian này đâu phải ai cũng phải ra vẻ giàu có, sành điệu mới là người thành đạt. Philippines từng nhấn mạnh khi quảng bá trên báo chí thế giới: "Chúng tôi là nơi cung cấp những công nhân xây dựng lành nghề nhất thế giới", và họ cũng không giấu giếm gì việc là quốc gia cung cấp người giúp việc nhà chuyên nghiệp toàn cầu.

Còn tại Thái Lan, chính phủ đã xây dựng một chương trình phát triển sản phẩm truyền thống mang tên OTOP (viết tắt của One Tambon One Product, nghĩa là Mỗi làng một sản phẩm, tambon tiếng Thái tương tự làng xã của ta), là chương trình giúp khai thác các sản phẩm truyền thống nằm rải rác trong dân gian, đưa công nghệ mới vào, thêm kỹ thuật marketing hiện đại, giúp sản phẩm đạt chuẩn để chào bán trên thị trường quốc tế.

Xã hội nào cũng phải xây dựng trên một tầng lớp chủ yếu. Nước Mỹ lấy nền tảng là tầng lớp trung lưu (tùy tiểu bang, có thu nhập từ 25.000-200.000 đôla/năm) vốn chiếm đa số tại nước họ. Trung Quốc thì đang cố gắng xây dựng một xã hội khá giả... Còn ở ta, ai cũng rõ 70% là nông dân với thu nhập bấp bênh, còn lớp trung lưu chỉ tập trung ở đầu dưới của chuẩn trung lưu tại các nước đang phát triển, tức thu nhập phổ biến ở mức 15 triệu đồng/tháng.

Vậy đúng ra chúng ta phải xây dựng một nền tảng về tâm thức xã hội, một hoạt động kinh tế dựa trên thành phần chuẩn đó của mình. Từ xưa chúng ta đã có một xã hội thanh đạm và trầm tĩnh phù hợp với thực tế đó. Cha ông ta đã chứng minh rằng dù hầu hết là nông dân, công nhân, thị dân nghèo và tầng lớp trung lưu thấp, chúng ta có thể không giàu, sức mua chưa cao nhưng vẫn có thể có một phong cách tiêu dùng tao nhã, trí thức.

Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.

"Cũng quan trọng như việc cần có một nền kinh tế thịnh vượng, chúng ta còn cần sự thịnh vượng của lòng tốt và sự khiêm cung". Câu nói đó không phải từ một người nghèo mà từ một người danh giá hàng đầu nước Mỹ, bà Caroline Kennedy, một nữ luật sư, một tác giả có tiếng, xuất thân trong một dòng họ giàu có và là con gái cố tổng thống Kennedy.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Nản toàn tập


Diễn biến thị trường:
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ với giao dịch ảm đạm và tâm lý chán nản của nhà đầu tư. VNindex và HNindex duy trì trạng thái giảm điểm trong phần lớn phiên giao dịch. Chỉ có một vài cổ phiếu lớn vẫn duy trì được mức độ thanh khoản ổn định, nổi bật là CII bất ngờ khớp tới hơn 480.000 cp, giá trị 12 tỷ đồng trong khi phiên giao dịch trước chỉ hơn 1 tỷ đồng GTGD. Trên HNX, giao dịch sôi động hơn có SCR, VND và PVX. Mức gia tăng giá trị ở nhóm dẫn dắt trên sàn này cũng không cao và phần lớn là giảm giá. 5 mã dẫn đầu về giá trị khớp lệnh chiếm xấp xỉ 48% tổng giá trị cả sàn là SCR, VND, SHB, PVX, KLS. Một điểm đáng chú ý là độ rông hai sàn hôm nay đã kém hơn nhiều so với phiên trước. HSX chỉ còn 16 mã trần và 57 mã tăng, trong khi có 71 mã giảm và 19 mã sàn. Như vậy, giao dịch tuần này đã chứng kiến chỉ số 2 sàn tiếp tục sụt giảm, cộng với thanh khoản trung bình 5 phiên ở mức thấp nhất của năm.

Sàn HSX: Chỉ số Vnindex đóng cửa đạt 383.22 điểm, giảm 0.65 điểm ( -0.17%); Giá trị giao dịch đạt 207.48 tỷ đồng tương đương 18.23 tr cp chuyển nhượng, giảm 25.4% về KLGD và giảm 38.39% về GTGD.  Thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ với thanh khoản thấp, lực mua cạn kiệt với diễn biến tẻ nhạt do thiếu thông tin hỗ trợ..
Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường trong trung hạn và ngắn hạn là Giảm điểm. Chỉ số Vnindex hôm nay tiếp tục quay trở lại sắc đỏ quen thuộc cộng với KLGD đi xuống. Chỉ số RSI(14) giảm nhẹ đạt giá trị 43. Đường PSAR đang vẫn tiếp tục duy trì ở dưới đường giá, các chỉ báo MACD, Stochastic và Swing Index tỏ ra đuối sức và có dấu hiệu chững lại, cho thấy ngày mai Vnindex nhiều khả năng tiếp tục giảm nhẹ quanh 380 điểm với thanh khoản thấp.

Sàn HNX: Chỉ số HNindex đóng cửa đạt 51.58 điểm, giảm 0.17 điểm ( -0.33%); Giá trị giao dịch đạt 91.78 tỷ đồng tương đương 18.47 tr cp chuyển nhượng tăng 8% về GTGD &  tăng 24.1 % KLGD. Thanh khoản HNX rất thấp trong vòng 6 tháng trở lại đây, giao dịch giằng co kéo dài trong tâm trạng chán nản của phần đông nhà đầu tư.
Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường là Giảm điểm trong cả ngắn hạn và trung hạn. Đồ thị hình thành thân nến Spinning Top, tiếp nối thể hiện sự lưỡng lự trong tâm lý nhà đầu tư. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI(14) tăng nhẹ, đạt giá trị 39.5. Đường PSAR đã xuống dưới đường giá, chỉ báo Swing và chỉ số Stochastic có xu hướng đi ngang, cho thấy khả năng thị trường ngày mai sẽ tiếp tục giao dịch giằng co kéo dài với điểm số giảm nhẹ quanh 51 điểm.

 Cổ phiếu thị trường Quan tâm:       
                                                   
FCN: Tín hiệu bán FCN xuất hiện trong phiên hôm qua và tiếp tục cho tới sáng nay, FCN đóng cửa với mức giá sàn 18.4 với hơn 445.000 cp khớp lệnh. Các chỉ báo kỹ thuật Stochastic đều cho tín hiệu bán mạnh khi giá FCN đảo chiều giảm điểm. Đường RSI(14) đã chỉ còn đạt giá trị 57 sau khi chạm đường mua quá mức ngày hôm qua, SW cắt từ trên xuống cho tín hiệu bán, chúng tôi cho rằng FCN sẽ còn tiếp tục giảm trở lại với mức hỗ trợ gần nhất 17.




DQC: Phiên giao dịch hôm nay, DQC tiếp tục quá trình điều chỉnh, đóng cửa giảm nhẹ 1.1% so với hôm qua ở mức giá 17.3 với hơn 39.000 cp khớp lệnh. Nến giảm điểm xuất hiện 2 phiên gần đây chưa lấp được khoảng trống giá 
hình thành ngày thứ 4, với thanh khoản sụt giảm mạnh, đường giá rơi trở lại Bollinger Band những vẫn nằm trong dao động giá dự tính. Bộ chỉ số Stochastic cho chúng tôi thấy tín hiệu bán tại mức giá 17.6-18 của DQC khi RSI(14) đạt giá trị 68 vào vùng mua quá mức và cắt xuống, SW cắt đường tín hiệu giá cắt xuống. Dự kiến vùng giá dao động của DQC tuần sau là 17-17.2

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

300 tỷ / 2 sàn - thanh khoản cạn kiệt



Sàn HSX: Chỉ số Vnindex đóng cửa đạt 383.22 điểm, giảm 0.65 điểm ( -0.17%); Giá trị giao dịch đạt 207.48 tỷ đồng tương đương 18.23 tr cp chuyển nhượng, giảm 25.4% về KLGD và giảm 38.39% về GTGD.  Thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ với thanh khoản thấp, lực mua cạn kiệt với diễn biến tẻ nhạt do thiếu thông tin hỗ trợ..
Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường trong trung hạn và ngắn hạn là Giảm điểm. Chỉ số Vnindex hôm nay tiếp tục quay trở lại sắc đỏ quen thuộc cộng với KLGD đi xuống. Chỉ số RSI(14) giảm nhẹ đạt giá trị 43. Đường PSAR đang vẫn tiếp tục duy trì ở dưới đường giá, các chỉ báo MACD, Stochastic và Swing Index tỏ ra đuối sức và có dấu hiệu chững lại, cho thấy ngày mai Vnindex nhiều khả năng tiếp tục giảm nhẹ quanh 380 điểm với thanh khoản thấp.

Sàn HNX: Chỉ số HNindex đóng cửa đạt 51.50 điểm, giảm 0.49 điểm ( -0.94%); Giá trị giao dịch đạt 91.78 tỷ đồng tương đương 18.47 tr cp chuyển nhượng tăng 8% về GTGD &  tăng 24.1 % KLGD. Thanh khoản HNX rất thấp trong vòng 6 tháng trở lại đây, giao dịch giằng co kéo dài trong tâm trạng chán nản của phần đông nhà đầu tư.
Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường là Giảm điểm trong cả ngắn hạn và trung hạn. Đồ thị hình thành thân nến Spinning Top, tiếp nối thể hiện sự lưỡng lự trong tâm lý nhà đầu tư. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI(14) tăng nhẹ, đạt giá trị 39.5. Đường PSAR đã xuống dưới đường giá, chỉ báo Swing và chỉ số Stochastic có xu hướng đi ngang, cho thấy khả năng thị trường ngày mai sẽ tiếp tục giao dịch giằng co kéo dài với điểm số giảm nhẹ quanh 51 điểm.

 Cổ phiếu thị trường Quan tâm:                         
                                 
GMD: Thông tin về KQKD quý 3 của GMD đã khiến lượng cung hạn chế bán ra, GMD đóng cửa giá trần với hơn 119.000 cp khớp lệnh, trong đó 72.000 cp được mua từ nhà ĐTNN. Mức giá 16 cũng là ngưỡng hỗ trợ mạnh của GMD, tương ứng vùng đáy cũ, thanh khoản sụt giảm và các chỉ báo kỹ thuật chưa cho thấy sự phục hồi mạnh của GMD. Giá vẫn nằm dưới MA20, RSI(14) và SO, SW cho thấy đây chỉ là sự phục hồi ngắn hạn. GMD vẫn nằm trong kênh giá giảm dài hạn kéo dài, do vậy nhà đầu tư nên cẩn trọng đối với đợt phục hồi GMD trong những phiên tới do khả năng thủng đáy cũ còn cao.

DQC: Phiên giao dịch hôm nay, DQC đã không còn duy trì được nhịp tăng trần và xuất hiện tín hiệu điều chỉnh vào ngày mai. Nến giảm điểm xuất hiện với thanh khoản sụt giảm mạnh, đường giá rơi trở lại Bollinger Band. Bộ chỉ số Stochastic cho chúng tôi thấy tín hiệu bán tại mức giá 17.6-18 của DQC khi RSI(14) đạt giá trị 68 vào vùng mua quá mức và cắt xuống, SW cắt đường tín hiệu giá cắt xuống. Dự kiến vùng giá dao động ngày mai của DQC là 17.2-17.4





Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

CPI tháng 11 thấp không kéo nổi điểm số 2 sàn




Sàn HSX: Chỉ số Vnindex đóng cửa đạt 383.87 điểm, giảm 1.23 điểm ( -0.32%); Giá trị giao dịch đạt 336.1 tỷ đồng tương đương 24.46 tr cp chuyển nhượng, giảm 11.4% về KLGD và tăng 8.3% về GTGD.  Thị trường chìm trong sắc đỏ với thanh khoản thấp, lực mua cạn kiệt với diễn biến tẻ nhạt mặc dù thông tin CPI đã được công bố.
Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường trong trung hạn và ngắn hạn là Giảm điểm. Chỉ số Vnindex hôm nay tiếp tục quay trở lại sắc đỏ quen thuộc cộng với KLGD đi xuống. Chỉ số RSI(14) giảm nhẹ đạt giá trị 44. Đường PSAR đang vẫn tiếp tục duy trì ở dưới đường giá, các chỉ báo MACD, Stochastic và Swing Index tỏ ra đuối sức và có dấu hiệu chững lại, cho thấy ngày mai Vnindex nhiều khả năng tiếp tục giảm nhẹ quanh 380 điểm với thanh khoản thấp.

Sàn HNX: Chỉ số HNindex đóng cửa đạt 51.41 điểm, giảm 0.49 điểm ( -0.94%); Giá trị giao dịch đạt 84.96 tỷ đồng tương đương 14.88 tr cp chuyển nhượng giảm 31.7% về GTGD &  giảm 33.7 % KLGD. Các cổ phiếu chủ chốt đóng cửa lại chìm trong sắc đỏ quen thuộc, cuối phiên, SCR còn bị bán sàn với KL lớn, thanh khoản HNX cực thấp trong vòng 6 tháng trở lại đây.

Quan điểm Kỹ thuật: Chúng tôi đánh giá xu hướng chính của thị trường là Giảm điểm trong cả ngắn hạn và trung hạn. Đồ thị hình thành thân nến Spinning Top, tiếp nối thể hiện sự lưỡng lự trong tâm lý nhà đầu tư. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI(14) giảm nhẹ, đạt giá trị 38. Đường PSAR đã xuống dưới đường giá, chỉ báo Swing và chỉ số Stochastic có xu hướng đi ngang, cho thấy khả năng thị trường ngày mai sẽ tiếp tục giao dịch giằng co kéo dài với điểm số giảm nhẹ quanh 51 điểm.

 Cổ phiếu thị trường Quan tâm:                                                          
HAG: Thông tin HAG phát hành thêm 68 tr cp để tăng vốn điều lệ đã giúp HAG có 2 phiên phục hồi nhẹ tại mức giá hỗ trợ 20. Thanh khoản cũng duy trì ở mức khá, với hơn 733.000 cp khớp lệnh trong phiên. Các chỉ số Stochastic chưa cho tín hiệu rõ ràng về sự hồi phục, SW dao động cắt xuống đường tín hiệu, trong khi SO thì ngược lại, vẫn có khả năng tăng nhẹ ngày mai. HAG vẫn nằm trong kênh giảm giá dài hạn, vì vậy chúng tôi cho rằng đợt phục hồi 2 phiên gần đây chỉ mang yếu tố ngắn hạn khi HAG chạm ngưỡng hỗ trợ tại mức giá 20.  

DQC: Phiên giao dịch hôm nay, DQC tiếp tục duy trì đà tăng trần, đồ thị hình nến có dạng Hanging Man với KL tăng vọt, giá vượt lên khỏi MA20 và chạm vào Upper Bollinger Band. Bộ chỉ số Stochastic cho chúng tôi thấy tín hiệu bán tại mức giá 17.6-18 của DQC khi RSI(14) đạt giá trị 68 vào vùng mua quá mức, giá vượt Upper Bollinger Band và Swing Index có tín hiệu chững lại và bắt đầu cắt xuống.