This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Chốt lời toàn bộ



Làn sóng thu hẹp danh mục diễn ra càng lúc càng mạnh, tạo hiệu ứng khá hoảng loạn. Ban đầu chỉ là những người cắt lỗ kỷ luật nhưng cầu quả thực là yếu nên giá sụt rất nhanh. Khi số đông không chịu nổi bắt đầu bán ra thì giá rơi sâu. Dao động giá không cho thấy có đợt hồi nào chứng tỏ cầu lùi rất sâu và Vol không tăng được bao nhiêu.

Khó tìm được điểm tích cực trong phiên hôm nay. Vol yếu, dao động intraday xấu, Close = Low chiếm đa số, thậm chí cả số được vớt khỏi giá Low cũng không nhiều. Tổng hợp lại thì nguyên nhân chính là cầu yếu, thậm chí bắt đáy cũng yếu, chủ đạo là đỡ thận trọng.

Thiếu cầu bắt đáy là điềm xấu. Trong một phiên sụt mạnh như thế này, lại trải qua vài phiên giảm trước đó mà vẫn chưa thấy cầu bắt đáy vào rõ rệt thì tâm lý thận trọng rất cao. Không có tin tốt gì mới mà dòng tiền lại yếu thì dao động những phiên tới chỉ có thể trông trờ vào người bán. Hi vọng rằng những mã về sát mức hỗ trợ mạnh sẽ bị bán ít hơn.

Mức vốn luân chuyển hôm nay không sụt đi nhiều lắm, giảm hơn 1% và vẫn trên 1.100 tỷ. Nhưng vốn nội thuần thì đã sụt xuống dưới 1.000 tỷ. Nước ngoài tăng mua đã bù đắp lại phần vốn nội yếu đi nhưng đây vẫn là dấu hiệu của sự thận trọng từ phía nhà đầu tư trong nước. Không tháo hàng ồ ạt đã là may chứ lúc này không trông đợi gì người cầm tiền nhảy vào đỡ giá mạnh.

Nếu nhìn vào chỉ số cũng như vài mã lớn vốn kéo chỉ số tăng mạnh thời gian qua thì khả năng điều chỉnh còn rộng. Nhiều cổ phiếu đợt tăng đã không tăng cùng thị trường mà giảm mấy phiên vừa qua lại mạnh hơn thị trường, xuyên thủng cả mức hỗ trợ thì khả năng rơi mạnh dễ xảy ra. Ngay cả những cổ phiếu đang sát mức hỗ trợ cứng thì thị trường chung còn giảm, khả năng đi ngược cũng còn khó. Tuy nhiên vẫn có khả năng một số mã đảo chiều kỹ thuật trong 1-2 phiên tới. Nói chung trong tình trạng thị trường này bắt đáy là rủi ro, trừ mục đích trading ngắn với tỉ trọng thấp. 

Blog chứng khoán: Có “nảy” kỹ thuật? 2

Điều cần chờ đợi thị trường ổn định trở lại. Có lẽ khi không có tin hỗ trợ và dòng tiền vào yếu thì đành phụ thuộc vào thời gian vì khả năng tự cân bằng diễn ra rất chậm. Vol thấp lúc này không phải là dở vì nó cũng thể hiện việc người bán chấp nhận giữ lỗ. Khi thời điểm cắt lỗ tốt nhất đã qua thì người cầm cổ có xu hướng lỳ hơn và để nhóm này không chịu nổi nữa, cần một mức rơi rất mạnh. Chỉ còn nước hi vọng kịch bản đó không xảy ra lúc này.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Đánh úp

Phiên giao dịch hôm qua, NĐTNN đã bán ròng 66,24 tỷ đồng và đây là phiên bán ròng mạnh đầu tiên kể từ phiên giao dịch 28/2. Diễn biến này mang đậm dấu ấn của các quỹ ETFs nhất là các cổ phiếu bị bán thẳng tay đều nằm trong danh mục của hai quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam. Một trong những lý do này có thể đến từ việc SJS bị ngưng giao dịch khiến danh mục của VNM ETF bị mất cân bằng khi quỹ này đang sở hữu tới 7,9 triệu SJS với tỷ trọng 1,27%. Vì nguyên tắc của ETFs là quỹ đầu tư chỉ số với 1 rổ cổ phiếu được xây dựng bám sát Index mà quỹ đó lấy làm chuẩn do đó khi mất cân bằng, VNM ETF có thể đã phải bán những cổ phiếu đã mua từ trước đó đi để rổ cổ phiếu đó bám sát Index.

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây VNM ETF đang chuyển từ Trading premium( giá CCQ cao hơn NAV) sang Trading Discount với mức -1,84% (giá CCQ thấp hơn NAV) diễn biến này khiến cho Authorized Participant(AP - thành viên lập quỹ) bán lại và hoán đổi CCQ này cho VNM ETF(Redemption) khiến quỹ này phải bán bớt cổ phiếu sơ cấp để lấy tiền trả. Hoạt động kiếm lời từ chênh lệch này gọi là Arbitrage.


--------------------------

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Tự do tài chính !

Tự do tài chính !

Cách đây gần 9 năm, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đạt được trạng thái Tự do tài chính ở tuổi 40, nhưng giờ đây, có lẽ sẽ phải lùi số tuổi nghỉ hưu ở 50, một điều không mong muốn.

Trước đây, nghĩ rằng với sự thăng hoa của TTCK, cùng với năng lực đầu tư nhạy bén, tôi có thể kiếm gấp 3-4 lần chỉ trong 1 năm, nhưng qua 4 năm khủng hoảng ( 2008 - 2012 ), đã kéo lùi tuổi nghỉ hưu thêm hơn 10 năm nữa.  Nhưng hy vọng giai đoạn 2012-2013 này, sự phục hồi sẽ trở lại.

Với lãi suất tiết kiệm 1 tháng chỉ ở mức 7.5%, và tính cho kỳ hạn 12 tháng là 9%/năm, thì những người có đầu óc nhạy bén sẽ đầu tư, thay vì gửi tiết kiệm với ls thực xấp xỉ mức lạm phát năm. Kênh đầu tư Vàng, như tôi dự đoán, đang sụt giảm rất mạnh, cùng với việc nhà nước sẽ cung vàng ra thị trường, khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ không còn nhiều, tỷ giá trong 1-2 năm tới chỉ dao động 3-5%, BĐS chưa tới đáy và còn lo câu chuyện thanh khoản, thì đầu tư Chứng khoán đang trở lại.

1 khoản đầu tư với tỷ suất lợi nhuận 20-25% trong 3-4 tháng tới là không khó, và tôi sẽ lại bước đi chinh phục con đường Tự do tài chính, được ngắm biển và vui chơi thỏa thích trong khi đó tiền vẫn đổ vào tài khoản....

Bộ ba pháo thủ HPG SSI PET

Hôm nay HPG thử test cung đầu phiên tại vùng giá 29.3 khá dễ dàng, như vậy HPG đã trải qua 5 phiên tích lũy tại 28.5-28.8, ( dự kiến là 7 phiên ), thời gian tích lũy đã gần đủ cho đà bật tăng của HPG lên vùng 30.5----> 32----> 35.............

Tín hiệu phiên nay cũng tốt tại SSI và SHB, PET. Tôi tiếp tục tăng tỷ trọng cổ phiếu tại PET, SSI cho đỉnh cao mới.

Các mốc dự kiến SSI là 18.2-----> 19.5-----> 20.2---->21.5

-------------------------


SSI hôm nay xuất hiện cầu đột biến, Vol tăng 264% và nhảy qua 18.1-18.2. SSI vượt vùng kháng cự khá chất lượng, giá vòng đi vòng lại 4 lần mới qua chắc chắn và bên mua chặn đỡ 18.2 đủ dày để kích thích cầu ăn lên các mức cao hơn. Gần 1,38 triệu cổ được khớp từ 18.2 trở xuống, trong đó khớp vùng 18.1-18.2 là 1,3 triệu, chiếm 42% tổng Vol. SSI đã vượt vùng kháng cự một cách vất vả chứ không phải nhờ cung rút lên cao.

Giao dịch ở 18.1-18.2 cơ bản là cân bằng giữa mua ăn lên và bán khớp xuống. Sau khi SSI được thanh toán xong lượng bán ở vùng này, cầu đẩy rất khỏe và hai giá 18.3-18.4 hầu như chỉ là giao dịch một chiều lệnh mua ăn lên dư bán. Như vậy nhiều người đã có thêm độ tin tưởng khi SSI công phá thành công mức kháng cự và chấp nhận rủi ro cao hơn.

SSI bắt đầu vất và trong vùng từ 18.5 trở lên. Giá High lên tới 18.8 nhưng khớp không đáng kể (150 cổ) và mức High đảm bảo chỉ là 18.7, có lúc được chặn mua xấp xỉ 100k. Tính cả đợt đóng cửa thì khối lượng ép giá SSI từ 18.7 xuống 18.5 là 379k, chiếm 12% tổng Vol, cũng không quá lớn. Có thể đây là hoạt động trading. Tổng lượng khớp ở 18.6-18.7 là 478k (tính khớp cả hai chiều). Nếu bán ở hai giá này mới tạm coi là có lãi nhưng biên cực mỏng. SSI có thể chùng xuống vào đầu phiên ngày mai và hoạt động mua sẽ gia tăng. Mức hỗ trợ trading ở ngay vùng 18.4-18.3.

Blog chứng khoán: Thở phào với thanh khoản 2

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

SJS: Nhìn lại quá trình từ 700.000 đồng/cp đến tạm ngừng giao dịch vì lỗ


SJS: Nhìn lại quá trình từ 700.000 đồng/cp đến tạm ngừng giao dịch vì lỗ

SJS: Nhìn lại quá trình từ 700.000 đồng/cp đến tạm ngừng giao dịch vì lỗ

Vấn đề của SJS ở thời điểm hiện tại là vay nợ nhiều trong khi hàng tồn kho hơn 4.300 tỷ đồng, trong đó dự án Nam An Khánh chiếm hơn một nửa (2.200 tỷ đồng).

Theo Điểm 1.3 khoản 1 Điều 20 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, cổ phiếu của tổ chức niêm yết thua lỗ trong hai (02) năm liên tiếp căn cứ theo báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán sẽ bị tạm ngừng giao dịch để giải trình.
Căn cứ trên giải trình của tổ chức niêm yết, Sở Giao dịch sẽ xem xét cho phép chứng khoán niêm yết được giao dịch trở lại sau khi đã khắc phục được các nguyên nhân.
Việc CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (mã SJS) thua lỗ 2 năm liên tiếp các nhà đầu tư đều đã biết, tuy nhiên với một bluechips đầy thành tích lịch sử như SJS, việc tạm ngưng giao dịch đã khiến không ít nhà đầu tư “ngã ngửa” và họ đã bán tháo SJS trong phiên giao dịch ngày 3/3.
Từ thị giá 700.000 đồng/cp đến tạm ngưng giao dịch
Thành lập từ năm 2001, đến ngày 08 tháng 7 năm 2003 Sudico được cổ phần hoá và chính thức được chuyển thành công ty cổ phần.
Ngày 06 tháng 7 năm 2006, sau 03 năm cổ phần SUDICO đã chính thức niêm yết tại HoSE với mã chứng khoán là SJS. Ngày giao dịch đầu tiên SJS đã gây chấn động TTCK Việt Nam với giá đóng cửa 100.000 đồng/cp, gấp 10 lần thị giá.
SJS: Nhìn lại quá trình từ 700.000 đồng/cp đến tạm ngừng giao dịch vì lỗ (1)
Đồ thị giá cổ phiếu SJS từ năm 2007 (màu xanh) so với Vn-Index (nâu)
Lúc đầu vốn điều lệ của SJS chỉ 50 tỷ đồng, EPS năm 2006 của công ty là 28.564 đồng/cp. Bong bóng giá cổ phiếu cuối năm 2006, đầu năm 2007 đã khiến cổ phiếu SJS từ lúc chào sàn đến ngày 12/1/2007 tăng 7 lần, lên 728.000 đồng/cp.
Ngày 13/1/2007 SJS tăng vốn gấp 4 lần, từ 50 tỷ lên 200 tỷ, SJS lúc đó điều chỉnh giá về 190.000 đồng/cp sau đó tiếp tục tăng lên 400.000 đồng/cp sau khi chia, tính ra, giá của SJS trong 6 tháng kể từ khi chào sàn đã tăng 1.560%, tương đương gấp 16 lần giá chào sàn.
Ngày 28/5/2007, SJS lại tăng vốn gấp đôi, từ 200 tỷ lên 400 tỷ đồng bằng cách phát hành tỷ lệ 1:1 giá 20.000 đồng/cp cho cổ đông. Giá của SJS thời điểm bấy giờ đang là 410.000 đồng/cp, điều chỉnh về 225.000 đồng/cp.
Thời điểm năm 2007 nhà đầu tư vẫn ưa chuộng mốt phát hành cổ phiếu gấp đôi, gấp ba, nên các đợt phát hành tăng vốn của SJS đều được hưởng ứng nhiệt liệt. Bên cạnh đó, việc nhận quyết định của UBND tỉnh Hà Tây giao đất thực hiện dự án khu đô thị Nam An Khánh vào tháng 4/2007 lại càng đánh bóng tên tuổi cho SJS.
Ngày 27/11/2009, SJS tăng vốn từ 400 tỷ lên 1.000 tỷ bằng cách phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 10.000 đồng/cp. Giá của SJS lúc đó sau điều chỉnh là 70.500 đồng/cp và giảm một mạch xuống quanh vùng 20.000 đồng/cp trong năm 2012, khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề bởi xu thoái kinh tế.
Ngày 3/4/2013, sau khi nhận “án” từ Sở tạm ngừng niêm yết ngày 4/4, SJS dư bán sàn 800.000 cổ phiếu, giảm sàn xuống 17.400 đồng.
Mâu thuẫn nội bộ: Cả năm 2012 “ngồi im”
Việc thay tổng giám đốc vào tháng 9/2011 đã tốn không ít giấy mực của truyền thông lúc bấy giờ khi Chủ tịch Sudico lúc bấy giờ là ông Phan Ngọc Diệp đã ra quyết định thay ông Vi Việt Dũng và đưa ông Ngô Vĩnh Khương lên thay.
Tập đoàn Sông Đà lúc bấy giờ đã gửi công văn cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng phản đối vì cho rằng việc thay đổi này trái quy định vì ông Vi Việt Dũng là đại diện phần vốn của Tập đoàn tại Sudico.
Đã có những thông tin bên lề về việc cạnh tranh quyền lực giữa các nhóm lợi ích tại Sudico lúc bấy giờ, mà cụ thể là về dự án Nam An Khánh. Đã có sự bất đồng ý kiến giữa Nguyên Chủ tịch Ông Phan Ngọc Diệp và Tập đoàn Sông Đà, mà đỉnh cao là cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường diễn ra vào tháng 4/2012, diễn ra từ 8h sáng đến 6h tối, HĐQT đã miễn nhiệm Ban kiểm soát, ông Phan Ngọc Diệp và ông Vi Việt Dũng, ông Đặng Hồng Quang, bầu mới ông Hồ Sỹ Hùng (chủ tịch), ông Phạm Văn Viết và ông Đỗ Văn Bình.
Mới đây SJS còn thay kế toán trưởng là ông Trần Việt Dũng thay cho ông Vũ Kim Long.
Theo quy hoạch được duyệt, tổng diện tích đất ở của khu đô thị Nam An Khánh là 1.066.781m2 (106,678ha) chiếm 45,51% tổng diện tích đất toàn khu, trong đó: đất chung cư và dịch vụ hỗn hợp có diện tích là 27,489ha chiếm 11,7% tổng diện tích đất toàn khu; đất ở cao tầng có diện tích là 23,47ha chiếm 10,01% tổng diện tích đất toàn khu; đất ở thấp tầng là 55,71ha chiếm 23,8% diện tích đất toàn khu.
Năm 2012 SJS gần như không giải ngân đầu tư mà chỉ cố gắng hoàn thiện hạ tầng các dự án cũ. Công ty chưa triển khai kinh doanh bán hàng nêndoanh thu thuần của công ty chỉ đạt 50 tỷ đồng, bằng 1/3 năm 2011.
Ngoài ra, dự án Nam An Khánh đầu năm 2012 bị tạm dừng một thời gian để chờ kết luận của Thủ tướng Chính phủ cũng ảnh hưởng đến SJS.
Mặc dù doanh thu giảm, nhưng giá vốn hàng bán lại tăng 72% so với năm 2011 mà chủ yếu do khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 145 tỷ đồng, đây là khỏan trích lập dự phòng cho dự án Khu đô thị mới Hòa Hải – Đà Nẵng. Dường như đã có sự tính toán của SJS trong việc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong năm 2012. Ai cũng biết án hủy niêm yết nếu lỗ 3 năm liên tiếp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến SJS và có thể trong trường hợp này, SJS chọn phương án hạch toán tăng chi phí trong năm 2012 để không kéo dài sang năm 2013.
Trong báo cáo kiểm toán 2012 của SJS, Ernst and Young đã điều chỉnh hồi tố lại một số bút toán của năm 2011, theo đó, chi phí xây dựng dở dang tăng hơn 3.480 tỷ do mục đích thực hiện các dự án này là chuyển nhượng/bán bất động sản mà không phải là đầu tư xây dựng tài sản.
E&Y cũng hồi tố tăng lỗ trước thuế của SJS năm 2011 thêm 8,37 tỷ đồng, tương đương tăng lỗ ròng của cổ đông công ty mẹ SJS thêm 8,23 tỷ đồng trong năm 2011, từ lỗ 82 tỷ đồng thành lỗ 90,79 tỷ đồng.
Đã cơ cấu lại nợ năm 2012
Nợ phải trả năm 2012 của SJS là 3.950 tỷ, tăng hơn 600 tỷ so với đầu năm. Trong đó vay nợ trả lãi là 2.200 tỷ tăng 247 tỷ so với năm trước. Tuy nhiên nợ ngắn hạn đã giảm từ 1.230 tỷ xuống 500 tỷ, SJS đã cơ cấu lại được 700 tỷ nợ ngắn hạn đầu năm thành nợ dài hạn cuối năm.
Trong nợ ngắn hạn, SJS có 2 khoản nợ đã đến hạn thanh toán nhưng đang xin gia hạn là 170 tỷ đồng trái phiếu phát hành cho Martime Bank và 282,5 tỷ trái phiếu phát hành cho quản lý quỹ SME (riêng khoản này lãi suất lên tới 26,5%).
SJS: Nhìn lại quá trình từ 700.000 đồng/cp đến tạm ngừng giao dịch vì lỗ (2)
Các chủ nợ của SJS tính đến 2/2013
Cuối năm 2011, SJS phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu cho Techcombank với lãi suất từ 22-24%.
Ngày 8/2/2013, SJS vay ngân hàng MB để thanh toán chi phí đầu tư và bảo lãnh thanh toán và thi công hạ tầng và móng cọc tại dự án Nam An Khánh.
SJS có khoản chi phí lãi vay phải trả lên tới 436 tỷ đồng, gấp 1,6 lần đầu năm.
Theo lãnh đạo SJS một số chủ nợ đồng ý giãn nợ đến năm 2014, 2015, tạo điều kiện cho Công ty triển khai kế hoạch kinh doanh dài hơi hơn và ít phụ thuộc quá lớn vào thị trường.
Bán được hàng là SJS có “cửa sống”
Vấn đề của SJS ở thời điểm hiện tại là vay nợ nhiều trong khi hàng tồn kho hơn 4.300 tỷ đồng, trong đó dự án Nam An Khánh chiếm hơn một nửa (2.200 tỷ đồng), khu đô thị mới Hòa Hải (1.108 tỷ đồng), khu đô thị mới Văn La – Văn Khê (437 tỷ đồng)...
SJS: Nhìn lại quá trình từ 700.000 đồng/cp đến tạm ngừng giao dịch vì lỗ (3)
Trước đó trả lời báo chí, lãnh đạo Sudico cho biết công ty đang đẩy mạnh thi công hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, môi trường sống hoàn chỉnh cho khu đô thị để bán ra thị trường. Sudico cũng tìm kiếm nhiều giải pháp trong đó có việc đàm phán với các nhà đầu tư thứ cấp nước ngoài để triển khai Dự án Nam An Khánh; bán nhà liền kề, biệt thự cho khách hàng; chuyển các hợp đồng hợp tác góp vốn trước đây sang hợp đồng mua bán...
Về việc tìm kiếm các đối tác để hợp tác đầu tư hoặc chuyển nhượng một số khu đất cao tầng, hỗn hợp tại Dự án Nam An Khánh, dự án tại Đà Nẵng…, Sudico cũng đã xúc tiến làm việc với các đối tác Nhật Bản và Malaysia.
Tuy nhiên với tình hình thị trường bất động sản hiện tại liệu SJS có “giải thoát” được hàng chục ha đất nền, biệt thự tại khu đô thị Nam An Khánh? Theo một chuyên gia BĐS, hiện giá bán biệt thự liền kề Nam An Khánh rao trên các sàn Bất động sản ở mức 18- 20 triệu đồng/m2, nếu giảm giá mạnh (xuống 15 triệu đồng/m2) có thể thu hút được giới đầu cơ.

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Thua lỗ 2 năm - SJS tạm ngừng giao dịch


Phiên hôm nay tôi mạo hiểm với 1 chút PET ( chỉ chiếm khoảng 5% tài khoản ) giá 17.2, tôi thấy 1 vị thế đang lên của PET, tuy nhiên, ngành nghề của PET không thực sự thu hút được tôi, tôi vẫn dành 30% khoản đầu tư cho HPG. Giá HPG tuần qua đã tăng khá, cao nhất 29.2 và hôm nay giảm nhẹ, về giá 28.1. Giữa mức giá 2 ngày đầu tuần có 1 khoảng trống cần lấp đầy, và để cho dải Bollinger có thời gian tăng trở lại, bám sát sự đi lên của giá. 

Những tin tức từ ĐHCĐ của HPG khá tốt đẹp, tựu chung lại là sự minh bạch và giá ở mức hấp dẫn, tôi tiếp tục vị thế NẮm giữ linh hoạt đối với HPG tại vùng tích lũy 28.5 này.

Phiên hôm nay, nhìn chung, hiện tượng đổi chiều đột ngột của thị trường khiến cho mức độ phân hóa bộc lộ nhanh hơn dự kiến. Cổ giảm vẫn cứ giảm, cổ khác vẫn có khả năng đi ngược thị trường. Tượng đài SJS bị đổ gục, đến chiều, cổ đông PVX lại bị gáo nước lạnh với thông báo bị đưa vào diện kiểm soát. 

Trong một phiên mà xu hướng chủ đạo là xả hàng thì chỉ những cổ có cầu thực chất mới nâng đỡ được giá (không phải cầu kê giá) và thanh khoản sẽ rất cao (do người bán xả ra mạnh). 

Có sự đổi vai nhất định giữa hai sàn. HNX có dấu hiệu mạnh lên, nhóm đầu cơ được đỡ tốt, thậm chí còn tăng giá trong khi dòng “cơ bản” của HSX lại suy yếu hơn hôm qua. Chỉ báo hình mẫu giá cũng xác nhận áp lực ép giá làm thay đổi hình mẫu là lớn hơn và rộng hơn trên HSX. 

Tuy nhiên thanh khoản chưa thực sự thuyết phục ở HNX, chỉ số ít cổ phiếu tăng giá có Vol tăng và tổng cầu tăng. Giá tăng đôi khi là nhờ dao động cung cầu trong vùng có thể khớp được trong một phiên, chẳng hạn người bán đột nhiên chỉ treo lệnh giá cao khiến giá tăng dễ dàng nhưng thanh khoản thấp, hay tổng cầu không thực sự tăng lên. 

Tổng dòng tiền luân chuyển ở cả hai sàn hôm nay giảm 18% và vốn nội thuần còn 1.166 tỷ, giảm 15%. Mức giảm này không lớn và thanh khoản chung vẫn ở ngưỡng cao. Thanh khoản duy trì trên 1.000 tỷ 3 phiên vừa qua vẫn là biểu hiện của dòng tiền vào nhiều hơn. Hình mẫu giá dao động khá cao ở HSX khiến phiên hôm nay có tín hiệu xấu, nhưng vẫn nằm trong thời điểm chờ đợi xác thực hiện tượng thay máu. Giá có thể còn giảm thêm nhưng mức độ hẹp dần là tích cực, đồng thời thanh khoản tiếp tục cao. Thị trường tiếp tục trong giai đoạn test cung cầu bình thường.

Blog chứng khoán: Cơ hội mua tốt lặp lại? 2

Các biến động nhanh và trái ngược 3 phiên vừa qua tiếp tục chứng tỏ hành động đua giá là luôn tự gánh rủi ro rất cao và cơ hội mua luôn tồn tại. Thị trường có phục hồi đi lên thì cũng không thể phát tín hiệu rõ ràng chỉ trong một phiên. Nhưng nhà đầu tư chậm chân sẽ coi các đợt điều chỉnh là cơ hội vào hàng. Điều chỉnh càng hẹp và lực đỡ càng tốt chứng tỏ thị trường mạnh. Biểu hiện cầu mạnh thường bộc lộ trong những phiên giảm giá hơn là tăng giá, vì dòng tiền nóng vội thường là nhỏ và đã nhanh chân vào thị trường từ sớm.