This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Cổ phần hóa Vietnam Airlines: những khác biệt

Quý khách hàng và bạn đọc thân mến, sắp tới nhiều tổng công ty sẽ lên niêm yết, để bạn đọc tiện theo dõi và có đánh giá khách quan về những cổ phiếu này, chúng tôi tập hợp lại những bài viết, đánh giá về các công ty để có cái nhìn đa chiều nhất.

Trong lúc biên tập, không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý khách hàng và độc giả thông cảm.

Kỳ 1: Đánh giá VNAirline 

Bài 1: cổ phần hóa HVN những khác biệt ( bài của tác giả Hải Lý, đăng trên thời báo kinh tế sài gòn 2014 ) 

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/117278/Co-phan-hoa-Vietnam-Airlines-nhung-khac-biet.html

----------------


(TBKTSG) - Bao nhiêu người từng đi máy bay có thể trả lời câu hỏi Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là hãng hàng không mấy sao?
Trong các kế hoạch chiến lược phát triển của hãng, giai đoạn năm 2015-2016 được định vị là thời gian xây dựng hình ảnh hãng hàng không 4 sao. Điều đó có nghĩa là hiện tại, mức xếp hạng cao nhất của Vietnam Airlines chỉ có thể là 3 sao.
Có lẽ một trong những thể hiện của cấp bậc 3 sao là Vietnam Airlines không có ghế hạng nhất (first class), chỉ có hạng thương gia. Hãng cũng chưa có đường bay thẳng đến Bắc Mỹ, khu vực có đông đảo Việt kiều sinh sống, đồng thời là một trong những thị trường thương mại sống còn của kinh tế Việt Nam.
“Sống” bằng đòn bẩy tài chính
Trong số các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cổ phần hóa năm nay, Vietnam Airlines là đơn vị lớn xét về giá trị tài sản. Theo Bloomberg, giá trị tài sản của hãng là 2,7 tỉ đô la Mỹ, khoảng 57.000 tỉ đồng. Nhìn tổng thể, con số tuyệt đối này không hề nhỏ, nhưng nhìn vào cơ cấu, nó có thể không “đẹp” như giới đầu tư mong ước.

Dựa vào báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2012, một tổ chức đầu tư cho biết vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines khoảng 10.000 tỉ đồng. Phần lớn giá trị tài sản còn lại được hình thành từ vốn vay, trong đó chủ yếu là vay trung, dài hạn.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của tổng công ty như vậy là rất cao, ước bốn lần. Nói một cách khác, Vietnam Airlines “sống” bằng đòn bẩy tài chính.
Tuy nhiên, không giống những ngành nghề khác, đòn bẩy tài chính là đặc thù của lĩnh vực hàng không. Tất cả các công ty hàng không đều phải đầu tư rất lớn cho máy bay. Những hãng hàng không 5 sao có đội bay hàng trăm chiếc, trong khi Vietnam Airlines kể cả thuê khai thác, thuê tài chính và sở hữu hiện chỉ có chừng 80 chiếc. Cụ thể 6/10 chiếc Boeing 777 là thuê tài chính, toàn bộ 9/9 chiếc Airbus 330 là thuê khai thác.     
Gần như toàn bộ nợ dài hạn của Vietnam Airlines được sử dụng để mua máy bay. Nợ trung hạn dùng để đặt cọc và trả trước một phần tiền mua. Nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản mặt đất, đào tạo chuyển giao công nghệ gắn với hoạt động khai thác bay như nhà máy sửa chữa máy bay, thiết bị chuyên dùng, đào tạo kỹ sư, thợ kỹ thuật, phi công...
Trong một cuộc trao đổi mấy năm trước với TBKTSG, đại diện Vietnam Airlines cho biết đào tạo phi công trong nước chủ yếu về lý thuyết, còn thực tế vẫn phải ở nước ngoài. Đến nay quy trình này vẫn chưa thay đổi. Cho dù nỗ lực nội địa hóa đội ngũ phi công, hiện Hàng không quốc gia Việt Nam vẫn đang phải thuê phi công nước ngoài và chi phí cho nguồn nhân lực này không nhỏ.
Chuyện thặng dư: có nên “vắt chanh” doanh nghiệp?
Thông tin từ Vietnam Airlines cho biết hãng sẽ giữ nguyên phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 14.100 tỉ đồng, bán ra bên ngoài 25%, kể cả cho đối tác chiến lược, với giá khởi điểm IPO là 22.300 đồng/cổ phần.
Nguồn tin đáng tin cậy nói với TBKTSG rằng giá trị cổ phần của Vietnam Airlines được hai tổ chức tư vấn nước ngoài Citigroup và Morgan Stanley định giá khoảng 22.200 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, sau các cuộc thảo luận với cơ quan quản lý, nhà tư vấn trong nước và quốc tế, hãng quyết định giá khởi điểm cao hơn 100 đồng/cổ phần.
Nói về vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhiều năm qua, Vietnam Airlines không được ngân sách cấp thêm vốn. Vốn nhà nước gần đây tăng lên chủ yếu do ghi nhận vốn góp khi chuyển Công ty Vinapro về Vietnam Airlines; do chuyển phần vốn nhà nước tại Jetstar Pacific từ SCIC về. Nhà nước chỉ cấp vốn cho dự án của Vietnam Airlines lập Công ty Hàng không Cambodia Angkor Air. Tổng cộng các khoản, vốn nhà nước tại Vietnam Airlines vẫn thấp hơn vốn chủ sở hữu.
Khi chọn phương thức cổ phần hóa phát hành thêm vốn, Nhà nước về thực chất đã không bán một đồng vốn nào của mình. Cái được của Vietnam Airlines ở đây chính là bảo toàn được toàn bộ vốn nhà nước, nhưng phần phát hành thêm thì huy động được vốn xã hội để cải thiện năng lực tài chính. Cách thức truyền thống này đã từng áp dụng khi cổ phần hóa Đạm Phú Mỹ, tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Khí, Vietcombank, VietinBank, BIDV... Ban đầu phần thặng dư khi bán cổ phần doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách (sau khi trừ chi phí cổ phần hóa, giải quyết quyền lợi cho người lao động). Điều này đã làm thui chột động lực cổ phần hóa từ phía doanh nghiệp vì họ không còn nguồn vốn để phát triển sau khi chuyển thành công ty cổ phần, còn Nhà nước vừa bảo toàn vốn, vừa thu thặng dư, chẳng khác nào “vắt chanh” doanh nghiệp.
Xuất phát từ đây, sau này phần thặng dư đã được giải quyết hợp lý hơn bằng cách để lại một tỷ lệ nhất định cho doanh nghiệp. Song do những năm vừa qua, cổ phần hóa bị khựng lại, cổ phần bán được hoặc xoay quanh mệnh giá, hoặc ế ẩm, nên câu chuyện thặng dư không được nhắc tới nữa.                          Thặng dư cũng không được đề cập với trường hợp IPO tập đoàn Dệt May (Vinatex) hay Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật (Vocarimex) vì giá khởi điểm ở đây thấp, 11.000 và 11.300 đồng/cổ phần, thặng dư chỉ đủ để giải quyết lao động dư thừa và chi phí cổ phần hóa.
Giả sử Vietnam Airlines IPO thành công với giá bằng giá khởi điểm và bán được cổ phần cho đối tác chiến lược, thặng dư có thể tới 4.000 tỉ đồng. Về mặt lý thuyết và theo thông lệ quốc tế, thặng dư thuộc về doanh nghiệp cổ phần hóa. Nên nhớ, Nhà nước còn giữ 75% cổ phần ở Vietnam Airlines và Nhà nước tất nhiên được hưởng 75% thặng dư, tức 3.000 tỉ đồng.  
Điểm nhấn là ở chỗ liệu đối tác chiến lược có chấp nhận trả giá 22.300 đồng/cổ phần cho Vietnam Airlines? Và giới đầu tư có tham gia IPO ở mức giá đó? Trên thế giới, kinh doanh vận tải hàng không đang trong chu kỳ khủng hoảng. Năm ngoái chỉ 2/10 hãng hàng không khu vực Đông Nam Á có lãi. Vietnam Airlines không lỗ, nhưng lợi nhuận sau thuế thấp. Chúng tôi không có báo cáo tài chính năm 2013 của Vietnam Airlines, nhưng theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vietnam Airlines vỏn vẹn 143 tỉ đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu dưới 1,5%. Nếu hai chỉ tiêu này của năm 2014 và những năm sau không được cải thiện, khó có thể nói cổ phiếu Vietnam Airlines là thứ hàng hóa hấp dẫn giới đầu tư.
Với việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vốn vay chủ yếu bằng ngoại tệ nên chịu tác động của rủi ro tỷ giá, Vietnam Airlines bắt buộc phải dùng một phần lợi nhuận hàng năm để trả lãi vay. Để tháo gỡ điểm yếu ấy, Vietnam Airlines phải tiếp tục tăng vốn sau cổ phần hóa thông qua phát hành cổ phiếu. Nhà nước nếu muốn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu, cũng sẽ phải bỏ thêm tiền vào doanh nghiệp.
Để lại toàn bộ thặng dư cho Vietnam Airlines là hợp lý để tạo điều kiện cho hãng có thể IPO thành công, đồng thời có khả năng tăng vốn những đợt sau. Tận thu không phải là phương thức hoàn hảo để thúc đẩy cổ phần hóa! Đừng lặp lại câu chuyện Vietcombank, Nhà nước thu 9.000 tỉ đồng thặng dư, nhưng cán bộ công nhân viên và nhà đầu tư tham gia IPO đã “khóc ròng” bảy năm trời khi đến nay giá cổ phiếu
Vietcombank trên sàn (sau nhiều lần trả cổ tức và chia tách) vẫn mới bằng một nửa giá IPO. Và quan trọng hơn, cổ phần hóa đã mất những năm dài không thể “nhúc nhích”, một phần cũng vì quan điểm lo ngại một cách không có cơ sở cho sự thất thoát tài sản nhà nước.  

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Viet jet Air - Mua là có thích ngay ?




Mấy ngày qua, có nhiều khách hàng hỏi ý kiến tôi về việc tham gia mua cp VJA , nên hay không nên, trước hết, tôi phải nói rằng đây khó có thể nói là đợt IPO ( chào bán cp ra công chúng theo đúng như luật chứng khoán )

ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau: ( trích những đk quan trọng )

- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;

- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Về sự minh bạch thông tin, tổ chức phát hành phải công bố Báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp, cùng bản cáo bạch và các chứng từ khác lên UBCK, 

tuy nhiên cho đến nay, chưa hề có bất kỳ một thông tin gì liên quan đến BCTC đã kiểm toán, cùng cáo bạch được phía VJA cung cấp ra thị trường, nhưng nhiều nhà đầu tư đã được đề nghị nộp tiền đăng ký để vào danh sách cổ đông với giá 86.500 đồng .

điều này cho thấy sự mập mờ đánh lận con đen trong vấn đề phát hành

--------

Theo VJA, thì cty chỉ mới cho biết doanh thu - lợi nhuận 2015, tuy nhiên với giá 86.500 đồng, liệu có đắng chát ?

Nhà đầu tư nhiều người cũng biết thừa, nhưng nghĩ rằng mình " mua nước 1 ", kiểu gì "nó" cũng phải đánh lên nên ko lo, nhưng với kinh nghiệm của LCTV Investment, thì mua VJA lúc này hơi chát

với lượng cung hàng ra nhỏ giọt , cộng với media bơm vá thổi giá tung hô " cháy hàng", và tung 1 lượng tiền vài chục tỷ ra mua đi bán lại trên thị trường OTC nhằm tạo cung cầu giả tạo, giống đội bất động sản đẩy nhả hàng, thì xem ra 10 phần có đến 9 phần BCTC VJA ko ngon như cái giá nộp tiền của nó.

Nếu phân tích kỹ, thì cạnh tranh của hàng không giá rẻ là cạnh tranh về giá

mà như vậy, biên lợi nhuận sẽ không cao

hơn nữa, VJA mới được thành lập, chi phí thường cao, bởi vậy, họ sử dụng việc mua- bán - cho thuê lại qua 1 cty tài chính trung gian ( khả năng là của tập đoàn HDbank ) để mua - bán số máy bay

khi làm như vậy, bản thân VJA sẽ tránh được phải trích lập chi phí khấu hao - lãi vay , chi phí bảo dưỡng hàng năm vốn rất lớn, và như vậy mới có thể đưa ra 1 BCTC mà đa phần các nhà đầu tư cá nhân chỉ b iết đến lợi nhuận, P/e mà ko quan tâm tới các chỉ số khác

Điều quan trọng nhất là BCTC kiểm toán 3 năm liền không thấy đâu, như vậy ko thể đánh giá được 86.5 là đắt hay rẻ, nói ngắn gọn là 1 trò poker tù mù và ai liều thì ăn nhiều.

-----------

tôi thử so sánh VJA với 1 hãng hàng không giá rẻ khác, cũng đang - đã từng có mặt tại VN, nhưng khá nổi ở Đông NAM á là Air ASia

có thể thấy, giá cp Air asia , đều rẻ hơn nhiều về các mức P/e, D/Y, P/CF..... 

chú ý rằng, Air Asia có doanh thu tăng trưởng liên tiếp, nhưng Lợi nhuận không ổn định và có xu hướng sụt giảm, một case study điển hình của các hãng hàng không giá rẻ, vốn bị phụ thuộc vào giá xăng dầu, chi phí bảo dưỡng và đỗ - hạ cánh...

và quan trọng hơn, trong ngành Transporter, Air Asia hay VJA đều được nước ngoài đánh giá không cao với p/e thấp, như vậy không có lý do gì nhà đầu tư bỏ tiền mua với giá đắt và chát như vậy


Các thông tin về Air Asia :

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

------

Với các yếu tố kém minh bạch trong công bố thông tin, giá cp bán ra ( theo diện rỉ tai ) đắt và công ty ở đỉnh tăng trưởng doanh thu, tôi cho rằng nên nghiên cứu lại nếu có ý định mua VJA, ( nếu chỉ hy vọng vào yếu tố ăn nước 1 và chờ đội lái đẩy giá...), bài học năm 2007 với các phiên xếp hàng đấu giá cp dầu khí ( PGS ), VCB,... vẫn còn đó


Tài liệu tham khảo: http://www.airasia.com/my/en/about-us/ir-annual-reports.page

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

2016 - Một năm nhìn lại

Một mùa Noel mới lại về, 1 năm lao động vất vả của các Investor, Trader... sắp trôi qua, làng F319 lại tiến hành tổng kết chiến dịch - 1 năm nhìn lại

Với LCTV Investment, năm 2016 là một năm thành công rực rỡ, khỏa lấp đi nỗi buồn của 2015 khi danh mục 2015 tăng trưởng âm -8%,

Tiếp nối từ sự phục hồi của nền kinh tế, từ cuối năm 2012 đến nay, GDP tăng trưởng trung bình 6-6,2% /năm, lãi suất được duy trì ổn định và lạm phát dưới 1 con số, thậm chí 2015 lạm phát thấp nhất 15 năm qua, 2016 lạm phát chỉ dừng quanh 5-5,5%

(Theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014; bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05%. Đây là tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay )

[​IMG]

Lạm phát, tỷ giá và chính sách tiền tệ ổn định, nợ xấu từng bước cải thiện,nhiều chính sách và hiệp định hỗ trợ có hiệu quả cho DN- nhưng nỗi lo về bội chi ngân sách và thâm hụt vẫn còn đó,

Thị trường 2016 có nhiều cảm xúc, đi lên theo hướng tăng trưởng. Dưới đây là thống kê những cổ phiếu tăng mạnh nhất và có thanh khoản, dễ dự đoán, đã loại bỏ yếu tố làm giá ( một phần ) trong năm 2016.

[​IMG]

[​IMG]
Có thể thấy, ngành thép , theo quan điểm của tôi, là lĩnh vực đem lại hiệu quả đầu tư nhất. Những tên tuổi đầu ngành như HPG - HSG - NKG , hoặc như TLH , VIS đều lọt top 20 cp tăng mạnh nhất 2016.

VNM sau 1 năm 2014 đứng im, có 2 năm tăng giá liên tiếp với mức tăng đáng kể, các cty VLXD và xây lắp, hạ tầng đóng góp 4 đại diện là CTD, BMP , KSB, CII/

Ngành nông nghiệp chỉ có duy nhất đại diện LSS với mức tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự thiếu ổn định của ngành nông nghiệp, những cty độc quyền như ngành dược, có rào cản cạnh tranh và vốn hóa lớn như GAS cũng lọt top 20 theo xếp hạng của LCTV Investment.

Cũng phải kể đến những cp OTC lên sàn đang làm mưa làm gió, như SAB, BHN, PC1, ACV... với mức tăng trên 100% so với cùng kỳ, nhưng tôi ko lọc ra bởi đây là những cp mới, chưa đủ 1 năm giao dịch, mặc dù vẫn nằm trong khuyến nghị mua và giữ gần 2 năm qua của LCTV , như mã Xây lắp điện 1 ( PC1 )

[​IMG]

Như vậy, có thể nói 2016 là một năm đầy những cơ hội, và nó bắt đầu vào tháng 2/2016 kéo dài tới tháng 10/2016, một uptrend lớn, với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, kiếm 100% lợi nhuận trong thị trường như này không khó, LCTV Investment cũng đã đem tới 2 cơ hội đầu tư lơn như HPG - khuyến nghị mua giá 25-26 ---> giá 45 -47, và PC1 mua giá 27-28 và hiện nay giá đang 36.5, sau khi chạm đỉnh 49 1 tháng trước.

Năm 2017, cơ hội lớn cũng sẽ rất nhiều, tôi cũng đã thấy vài cơ hội như vậy, nhà đầu tư hãy kiên nhẫn chờ đợi những siêu phẩm mới sẽ ra mắt trong tháng 2-3/2017.

LCTV Investment luôn đem tới những cổ phiếu đầu tư giá trị, hoặc dưới giá trị thực, được phân tích chuyên sâu doanh nghiệp, có sự làm việc bài bản và trao đổi thường xuyên với Ban lãnh đạo, HDQT công ty, đầu tư giá trị cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết chuyên sâu về ngành nghề và nắm bắt được xu hướng của thị trường, vì vậy kết quả đem lại luôn xứng đáng với công sức bỏ ra. 

goodluck & good trade.