Mấy ngày qua, có nhiều khách hàng hỏi ý kiến tôi về việc tham gia mua cp VJA , nên hay không nên, trước hết, tôi phải nói rằng đây khó có thể nói là đợt IPO ( chào bán cp ra công chúng theo đúng như luật chứng khoán )
ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau: ( trích những đk quan trọng )
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
Về sự minh bạch thông tin, tổ chức phát hành phải công bố Báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp, cùng bản cáo bạch và các chứng từ khác lên UBCK,
tuy nhiên cho đến nay, chưa hề có bất kỳ một thông tin gì liên quan đến BCTC đã kiểm toán, cùng cáo bạch được phía VJA cung cấp ra thị trường, nhưng nhiều nhà đầu tư đã được đề nghị nộp tiền đăng ký để vào danh sách cổ đông với giá 86.500 đồng .
điều này cho thấy sự mập mờ đánh lận con đen trong vấn đề phát hành
--------
Theo VJA, thì cty chỉ mới cho biết doanh thu - lợi nhuận 2015, tuy nhiên với giá 86.500 đồng, liệu có đắng chát ?
Nhà đầu tư nhiều người cũng biết thừa, nhưng nghĩ rằng mình " mua nước 1 ", kiểu gì "nó" cũng phải đánh lên nên ko lo, nhưng với kinh nghiệm của LCTV Investment, thì mua VJA lúc này hơi chát
với lượng cung hàng ra nhỏ giọt , cộng với media bơm vá thổi giá tung hô " cháy hàng", và tung 1 lượng tiền vài chục tỷ ra mua đi bán lại trên thị trường OTC nhằm tạo cung cầu giả tạo, giống đội bất động sản đẩy nhả hàng, thì xem ra 10 phần có đến 9 phần BCTC VJA ko ngon như cái giá nộp tiền của nó.
Nếu phân tích kỹ, thì cạnh tranh của hàng không giá rẻ là cạnh tranh về giá
mà như vậy, biên lợi nhuận sẽ không cao
hơn nữa, VJA mới được thành lập, chi phí thường cao, bởi vậy, họ sử dụng việc mua- bán - cho thuê lại qua 1 cty tài chính trung gian ( khả năng là của tập đoàn HDbank ) để mua - bán số máy bay
khi làm như vậy, bản thân VJA sẽ tránh được phải trích lập chi phí khấu hao - lãi vay , chi phí bảo dưỡng hàng năm vốn rất lớn, và như vậy mới có thể đưa ra 1 BCTC mà đa phần các nhà đầu tư cá nhân chỉ b iết đến lợi nhuận, P/e mà ko quan tâm tới các chỉ số khác
Điều quan trọng nhất là BCTC kiểm toán 3 năm liền không thấy đâu, như vậy ko thể đánh giá được 86.5 là đắt hay rẻ, nói ngắn gọn là 1 trò poker tù mù và ai liều thì ăn nhiều.
-----------
tôi thử so sánh VJA với 1 hãng hàng không giá rẻ khác, cũng đang - đã từng có mặt tại VN, nhưng khá nổi ở Đông NAM á là Air ASia
có thể thấy, giá cp Air asia , đều rẻ hơn nhiều về các mức P/e, D/Y, P/CF.....
chú ý rằng, Air Asia có doanh thu tăng trưởng liên tiếp, nhưng Lợi nhuận không ổn định và có xu hướng sụt giảm, một case study điển hình của các hãng hàng không giá rẻ, vốn bị phụ thuộc vào giá xăng dầu, chi phí bảo dưỡng và đỗ - hạ cánh...
và quan trọng hơn, trong ngành Transporter, Air Asia hay VJA đều được nước ngoài đánh giá không cao với p/e thấp, như vậy không có lý do gì nhà đầu tư bỏ tiền mua với giá đắt và chát như vậy
Các thông tin về Air Asia :
------
Với các yếu tố kém minh bạch trong công bố thông tin, giá cp bán ra ( theo diện rỉ tai ) đắt và công ty ở đỉnh tăng trưởng doanh thu, tôi cho rằng nên nghiên cứu lại nếu có ý định mua VJA, ( nếu chỉ hy vọng vào yếu tố ăn nước 1 và chờ đội lái đẩy giá...), bài học năm 2007 với các phiên xếp hàng đấu giá cp dầu khí ( PGS ), VCB,... vẫn còn đó
Tài liệu tham khảo: http://www.airasia.com/my/en/about-us/ir-annual-reports.page
0 nhận xét:
Đăng nhận xét