Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

VCG - định giá theo phương pháp tài sản ròng


Trả lời thắc mắc của một vài khách hàng về VCG, cổ phiếu được tôi khuyến nghị mua trong bài viết" Tháng 7 - mua cổ phiếu nào", tôi có mấy ý kiến như sau:

- Tôi sử dụng phương pháp định giá phù hợp với đặc trưng của VCG là Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh, Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty. Giá CP của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:

 Giá CP = (Giá trị TS ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số CP phát hành 

Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các DN Nhà nước thực hiện CPH, VCG được cổ phần hóa năm 2006, như vậy tôi cho rằng đây là phương pháp phù hợp. 

Tôi giả định rằng khoản lưu ý trên báo cáo kiểm toán của KPMG 2015 về hơn 1000 tỷ đồng mà VCG phải nộp lại cho nhà nước khi cổ phần hóa sẽ được xem xét trong 1 thời điểm khác, 

Tôi cũng lấy giá tham chiếu mà Vincom mua lại 24ha đất của SJS với giá 2100 tỷ đồng làm giá tham chiếu cho 264 ha đất của liên doanh VCG - posco, giả định lãi suất chiết khấu không đổi trong ngắn hạn.

-          Trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 của VCG, tổng tài sản ghi nhận là 20.700 tỷ đồng, tổng nợ là 13.400 tỷ đồng, 

-          Hiện nay, trụ sở làm việc của công ty tại 34 láng hạ cộng giá trị QSD đất và giá trị Xây dựng theo báo cáo là khoảng 600 tỷ đồng, giá trị khu đất Slendora theo giai đoạn 2 ( VCG làm hạ tầng thi công đại lộ thăng long, nhận về đất góp liên doanh Slendora, dự án BĐS hot nhất hiện nay mà Vincom đang rất thèm muốn ) , giá trị khu đất bằng 12.400 tỷ đồng 

-          Giá trị vô hình thương hiệu của VCG khoảng 6,4 tỷ đồng, VCG, đơn vị thi công các dự án trọng điểm của Hà Nội như nhà ga T2 – sân bay nội bài, dự án Trung Hòa – Nhân Chính, đại lộ Thăng Long, chuỗi dự án Vimeco gần BigC, trụ sở tòa án TPHCM, cao tốc Nội Bài – Lào cai, khách sạn hà nội Grand plaza, Tràng Tiền plaza….

-          Hiện nay, các công ty con của VCG như VIMECO, V25… đang có doanh thu mỗi năm trung bình trên 1000 tỷ đồng

-          Công ty nước sông Đà sắp bán cho cty Sinh THái, trong đó VCG góp vốn 500 tỷ , bán cho Sinh Thái với giá 50.000, thì VCG sẽ thu về 1000 tỷ lãi hạch toán trong 2016.

-          Tôi chưa kể những công ty khác và nhiều dự án khác có vị trí đắc địa tại Cát Bà, Láng Hạ ( hà nội ), Thảo Điền ( TP HCM ), …

-          Lợi nhuận 6 tháng 2016 trước thuế theo tôi biết là 212 tỷ đồng.

Cộng giá trị tài sản ròng, chúng ta có con số khoảng 34.000 tỷ đồng, nợ 13.400 tỷ đồng, vốn điều lệ của VCG là 4.400 tỷ đồng,

Theo công thức tính giá trị Doanh nghiệp ở trên, thì giá trị thực của VCG hiện tại là 46.500 đồng.

Vậy đây là câu trả lời cho lý do 4 năm qua VCG cứ lên 15 là bị đập, và ai đang đứng đằng sau kịch bản gom cổ phiếu VCG hiện nay ?

Tôi quan sát cơ cấu cổ đông, thì SCIC và Viettel đã nắm giữ 79,5% cổ phần, ETF và nhà ĐTNN nắm giữ 8%, 12,5% còn lại do các cá nhân và tổ chức trong nước nắm giữ, tương đương khoảng 52 triệu cp VCG.

Nhưng trong 2 năm qua, chắc chắn con số 52 triệu cp kia thực tế có đến 70% đã về tay 1 đại gia khác, mà đang đồn đoán, VCG sẽ là mảnh ghép hoàn hảo cho đại gia BĐS : từ thiết kế - thi công – xây lắp hạ tầng , cầu cảng nước sạch, cho tới nội thất.


Vậy thì giá trị của VCG đâu chỉ dừng lại ở con số 25.000 đồng ? 

Tư vấn đầu tư - Mở tài khoản giao dịch tại MBS & HSC
skype: loi_cu_ta_ve_81
Blog: http://lctv2012.blogspot.com/
Website: http://lctv.vn/
Tel: 0983369007
---------------

Một số dự án bất động sản VINACONEX và các công ty thành viên đã và đang triển khai
1. Khu Đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội);
2. Trung tâm Thương mại Tràng Tiền (Hà Nội);
3. Trung tâm Thương mại Thanh Hóa (Thanh Hóa);
4. Khách sạn Suối mơ (Hạ Long);
5. Khách sạn Holiday View (Cát Bà);
6. Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Bắc Phú Cát (Hà Tây);
7. Dự án xây dựng hạ tầng khu Công nghệ cao trong Khu công nghiệp Hòa Lạc (Hà Tây);
8. Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Nội);
9. Khu phức hợp nghỉ dưỡng biệt thự biển cao cấp, bến du thuyền, casino và công viên giải trí Cát Bà Amatina (Đảo Cát Bà, Hải Phòng),
10. Dự án Khu đô thị nhà ở cao tầng kết hợp Thương mại dịch vụ VINACONEX Thảo Điền (Thành phố Hồ Chí Minh);
11. Dự án khu dân cư Vĩnh Điềm Trung (Nha Trang);
12. Dự án Khu dân cư số 2 đường Tây Lê Hồng Phong (Nha Trang);
13. Dự án Khu Trung tâm đô thị du lịch Bãi Dài (Nha Trang);
14. Dự án Khu đô thị Trung Văn (Hà Nội);
15. Dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn (Hà Tây);
16. Dự án Khu nhà ở để bán tại Quang Minh (Vĩnh Phúc);
17. Dự án Khu biệt thự nhà vườn VINACONEX6 - Đại Lải (Vĩnh Phúc);
18. Dự án Khu nhà ở đường Nguyễn Thái Học (Yên Bái);
19. Dự án Khu đô thị mới Trần Hưng Đạo (Thái Bình)
20. Dự án Khu đô thị mới Tây đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh (Vinh - Nghệ An);
21. Dự án ĐTXD hạ tầng kỹ thuật và trường dạy nghề, nhà ở kết hợp nhà trẻ tại Trung Hòa (Hà Nội);
22. Dự án Trung tâm thương mại Hà Đông (Hà Tây);
23. Dự án Trung tâm thương mại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc);
24. Và các dự án khác.

1 nhận xét: