Nếu tính về giá trị tuyệt đối thì gần như giải ngân vào bất kỳ thời điểm nào thì đến ngày 15/7/2016 chúng ta đều có lợi nhuận, chỉ duy nhất việc giải ngân vào giai đoạn VN-Index ở gần đỉnh lịch sử 2008 thì đến bây giờ vẫn còn lỗ nhẹ.
Theo một nghiên cứu của giáo sư có tiếng trong lĩnh vực tài chính Jeremy Siegel, cổ phiếu sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn trái phiếu và cũng ổn định hơn nếu như được đầu tư trong dài hạn.
Theo như giải thích trong cuốn Stocks for the Long Run của ông, cổ phiếu không chỉ thể hiện ưu điểm vượt trội so với trái phiếu trong hơn 100 năm qua, mà nó còn thắng trái phiếu/tiền gửi trong 80% của tất cả các giai đoạn đầu tư 5 năm, từ năm 1982 (ví dụ, từ 1802-1807, 1803-1808, v.v..). Cổ phiếu cũng đã giành phần thắng tới 90% của tất cả các thời kì 10 năm, và đặc biệt là 100% trong tất cả các thời kì 30 năm.
Đầu tư chứng khoán sinh lời thế nào trong 10 năm qua?
Một câu hỏi đơn giản là nếu chúng ta đầu tư vào chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua thì lợi nhuận đạt được sẽ như thế nào?
Biểu đồ sau đây cho ta biết giá trị của một khoản đầu tư vào thời điểm 15/7/2016 là bao nhiêu nếu mức vốn ban đầu là 100 triệu, giải ngân vào rổ cổ phiếu theo chỉ số VN-Index theo từng thời điểm khác nhau vào ngày đầu tiên mỗi năm từ 2007-2015 (được tính toán trên Bloomberg, bao gồm cả việc chia tách cổ tức hàng năm).
Nếu tính về giá trị tuyệt đối thì gần như giải ngân vào bất kì vào thời điểm nào thì đến ngày 15/7/2016 chúng ta đều có lợi nhuận, chỉ duy nhất việc giải ngân vào giai đoạn VN-Index ở gần đỉnh lịch sử 2008 thì đến bây giờ vẫn còn lỗ nhẹ.
Tuy nhiên vì các khoản thời gian có độ dài khác nhau nên chúng ta phải tính tỉ suất thu nhập nội bộ (IRR) cho từng giai đoạn để so sánh biết hiệu các thời điểm giải ngân (ví dụ đầu tư 2 năm lời 50% thì tốt hơn đầu tư 3 năm lời 60%).
Tính toán cho thấy việc giải ngân vào năm kinh tế khủng hoảng 2012 là năm cho lợi nhuận tốt nhất với IRR là 19,7%. Đặc biệt là 5 năm gần đây IRR đều cho trên 10%, và cao hơn lãi suất tiền gửi nhiều. Nó cũng cho ta thấy việc chọn thời điểm giải ngân là rất quan trọng, có thể giúp tăng hiệu quả khoản đầu tư đáng kể. Nó cho ta thấy giải ngân vào TTCK khi TT quá nóng như năm 2007-2008 (VN-Index thời điểm đó 800-1100) thì không hiệu quả về dài hạn.
Nhìn từ một số cổ phiếu nổi bật
Tuy nhiên tính toán trên chỉ mang tính tham khảo, vì đối với cá nhân chúng ta có nhiều cách đầu tư hiệu quả hơn. Đó là chọn một cổ phiếu rẻ, tiềm năng tăng trưởng tốt để giữ lâu dài.
Ta thử chọn một cổ phiếu hàng đầu của ngành thép đang được quan tâm hiện nay như HPG để xem nếu đầu tư vào HPG thì lợi nhuận sẽ như thế nào. Kết quả cho thấy nếy chúng ta đầu tư 100 triệu vào thời điểm đáy của VN - Index đầu năm 2009 thì ta sẽ nhận được 703 triệu đồng tương đương với tỷ suất lợi nhuận hàng năm IRR là 30.2%. Tuy nhiên về mặt hiệu quả thì thời điểm mua tốt nhất của HPG là năm 2012, vì chỉ trong 3,5 năm thì giá trị khoản đầu tư đã tăng lên 610 triệu, với IRR là 49%.
Nhìn vào giá trị sinh lời mà các quỹ đầu tư thu về từ cổ phiếu HPG cho thấy: Quỹ BI đầu tư vào HPG từ năm 2008, và IRR đầu tư vào HPG tính đến thời điểm tháng 6/2016 là hơn 20% theo VND và 18,1% theo đồng USD. Các quỹ thuộc Dragon Capital: quỹ VEIL sau nhiều giai đoạn giải ngân bắt đầu từ 2009, thì lợi nhuận IRR đầu tư vào HPG là 18,5%. Còn quỹ Vietnam Equity (UCITS) Fund được thành lập và giải ngân từ năm 2013 thì đến nay đạt mức IRR là 41,3%.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu HPG đã tăng hơn 40% trong khi P/E (tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công ty) mới ở mức 7,8 so với mức 25 của VNM hay 11,8 của DRC… Trong khi xét về mức độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm qua (2013-2015) thì HPG đạt mức 51,9%, vượt trội so với các công ty VNM FPT BMP DRC REE…
Thời điểm đầu tư cũng như cổ phiếu đầu tư cũng quyết định mức sinh lời mang lại cho mỗi nhà đầu tư. Một góc nhìn khác từ 3 cổ phiếu ngân hàng đều được nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào là Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG) và Eximbank (EIB) cũng cho thấy điều đó.
Cuối năm 2011, gần 4 năm kể từ thời điểm IPO, ngân hàng Mizuho của Nhật Bản chi ra hơn 11.800 tỷ đồng (567 triệu USD) mua 15% cổ phần của Vietcombank với mức giá 34.000 đồng/cp - mức giá cao hơn 40-50% so với thị giá cổ phiếu VCB tại thời điểm đó. Sau đó 1 năm, Vietinbank bán 20% cổ phần cho một ngân hàng Nhật Bản khác là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), thu về 15.500 tỷ đồng (743 triệu USD).
Xét về hiệu quả tài chính, nhờ giá cổ phiếu VCB tăng rất mạnh từ đầu năm đến nay, hiện 15% cổ phần Vietcombank mà Mizuho đang nắm giữ có trị giá 22.400 tỷ đồng, tức xấp xỉ 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, Mizuho còn nhận về 400 tỷ đồng cổ tức tiền mặt. Như vậy, Mizuho đang tạm lãi khoảng 11.000 tỷ đồng (gần 100%) sau gần 5 năm đầu tư.
Trong khi đó, sau gần 4 năm nắm giữ, lượng cổ phiếu CTG mà ngân hàng BTMU đang nắm giữ có trị giá 13.900 tỷ đồng. BTMU cũng đã nhận về 2.500 tỷ đồng cổ tức nhưng cũng đồng thời chi ra 1.000 tỷ để mua cổ phiếu phát hành thêm.
Một ngân hàng Nhật Bản khác là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) cũng đang nắm giữ 15% cổ phần của Eximbank (EIB). SMBC rót 225 triệu USD vào Eximbank từ năm 2008 nhưng tính theo giá trị thị trường thì số cổ phiếu SMBC đang nắm giữ có giá trị chưa đến 100 triệu USD.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét