"Nhiều năm trước đây, tôi đã chụp hình tấm biển rất lớn của một nhà hàng tại thành phố Gold Coast ban Queensland (Úc) có nội dung: Điều một, khách hàng luôn luôn có lý. Điều hai, nếu khách hàng không có lý thì đọc lại điều một... Còn tại Việt Nam, ngay cả khi bạn mở cửa nhà hàng sáng sớm mà gặp một người vào ăn xin thì bạn cũng phải khéo léo mời họ ra chứ đâu có thể xua đuổi bỗ bã được. Đó là cách xử sự giữa con người với con người".
Vụ việc kỳ quặc "không phục vụ người Việt" của nhà hàng Cát Vàng ở khu du lịch Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) đã tạo ra một làn sóng phản đối dữ dội trong dư luận suốt mấy ngày qua. Chủ của nhà hàng này sẽ còn phải "trả giá" ra sao vì lối hành xử vô văn hóa ấy? Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với doanh nhân Lý Quí Trung - người đã tạo nên chuỗi nhà hàng phở 24 nổi tiếng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
- Ai cũng biết, kinh doanh là để tạo ra lợi nhuận, nhưng chẳng mấy người hiểu rằng, nếu chỉ tạo ra lợi nhuận thuần túy thì lại chưa phải là kinh doanh. Trong trường hợp này, có lẽ ông chủ nhà hàng Cát Vàng đã rơi vào vế sau, thuộc về nhóm những người ít hiểu biết. Ông có nghĩ vậy không?
<>Doanh nhân Lý Quí Trung: Tôi thấy rằng chủ nhà hàng Cát Vàng sai hoàn toàn rồi. Cái cơ bản nhất là ông ta đi ngược lại với xu thế chung của thế giới, đó là không được phép có bất kỳ hành động kỳ thị, phân biệt đối xử nào cả đối với mọi khách hàng. Ở nước ngoài thường hay có những dãy cửa hàng phục vụ một nhóm khách hàng đặc trưng, thí dụ tại thành phố Gold Coast thuộc bang Queensland của Úc, có cả một đoạn phố toàn là các cửa hàng của người Nhật.
|
Doanh n hân Lý Quí Trung: Tỉnh Bình Thuận hoàn toàn có thể liệt nhà hàng Cát Vàng vào "danh sách đen" để cảnh báo cho du khách quốc tế. |
Bảng hiệu hoàn toàn là tiếng Nhật, nhân viên bán hàng cũng là người Nhật. Đối tượng khách hàng họ hướng tới chủ yếu cũng là người Nhật. khi khách là người Việt Nam và các nước khác vào thì dù họ không mặn mà lắm, nhưng không có ai dám từ chối phục vụ. Nếu phân biệt đối xử, không phục vụ là bị cơ quan luật pháp xử lý ngay.
Chuyện xảy ra ở nhà hàng Cát Vàng là không thể chấp nhận được. Nói ra thì chuyện này một phần cũng xuất phát từ sự tự ti của một bộ phận nhỏ những người kinh doanh và phục vụ, cứ khi nào thấy khách nước ngoài là họ xun xoe, nhưng lại cư xử với khách người Việt rất tệ. Cần phải lưu ý rằng, đây là ngành kinh doanh dịch vụ, khách hàng càng nghèo, càng yếu thế thì càng phải khéo léo, tế nhị.
- Sự khéo léo ấy sẽ mang lại cho nhà hàng danh tiếng phải không thưa ông, các cụ ta đã có câu “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” rồi đấy thôi? Nhưng sai lầm của ông ta là kinh doanh không xuất phát từ cái tâm, trà đạp lên tinh thần tự tôn dân tộc thì làm sao mong có được thành công thực sự?
<>Doanh nhân Lý Quí Trung: Đúng vậy! Có lẽ, ông chủ nhà hàng Cát Vàng nên đọc truyện Tô Mì của Nhật Bản. Đó là chuyện xúc động, kể về một bà mẹ nghèo mặc bộ đồ cũ, giao thừa năm nào cũng dẫn hai con trai vào quán mì và gọi một tô, ba người ăn chung.
Họ chỉ đủ tiền trả đúng một tô mì mà thôi. Hóa ra, bố của hai đứa bé gây ra tai nạn cho nhiều người rồi qua đời, khiến ba mẹ con vật lộn với cuộc sống, vừa nuôi nhau vừa phải kiếm tiền trả cho các gia đình nạn nhân. Giao thừa năm nào hai vợ chồng người bán mì luôn để giành một bàn cho những vị khách đặc biệt kia. Họ đón tiếp ba mẹ con rất trân trọng và còn cố ý làm cho bát mì nhiều hơn bình thường. Mỗi khi ba mẹ con ra về, vợ chồng chủ quán lại nói “Cảm ơn! Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc”.
Chính lời chúc của vợ chồng người chủ quán tốt bụng đã tiếp thêm sức mạnh cho ba mẹ con họ vượt qua khó khăn, kiếm đủ tiền trả nợ. Trong một lần đến ăn mì vào đêm giao thừa tiếp theo, họ nói về việc đứa con út có bài văn được chọn đi thi cấp quốc gia. Trong bài văn, cậu bé kể về lòng tốt của đôi vợ chồng chủ quán mì và ước sau này mở được một cửa hàng bán mì lớn nhất Nhật Bản, để nói với khách hàng “Cảm ơn! Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc”. Hai vợ chồng chủ quán ở trong bếp nghe được câu chuyện đã rất xúc động.
Bẵng đi nhiều năm sau đó, ba mẹ con không đến quán ăn mì vào đêm giao thừa nữa, nhưng những thực khách ở khu phố thì đều đã biết chuyện, và họ càng thêm quý mến hai vợ chồng người bán mỳ. Gần mười năm sau, vào một đêm giao thừa, bà mẹ cùng với hai đứa con nay đã thành đạt bất ngờ xuất hiện ở quán mỳ. Lần này họ gọi ba tô mì và cảm ơn vợ chồng chủ quán đã chiếu cố họ nhiều năm khi còn nghèo khó. Điều rất đặc biệt là dù nhiều năm không quay lại, nhưng hai vợ chồng người bán mì vẫn còn để giành chỗ cho họ như đêm giao thừa thuở nào.
Dưới góc nhìn của tôi thì đây là chiêu marketing tuyệt vời nhất vợ chồng chủ quán mỳ, nhưng nó xuất phát từ chính cái tâm của người bán hàng, từ sự hiếu khách, yêu quý khách thực sự. Tôi nghĩ, sau khi đọc truyện này, ông chủ nhà hàng Cát Vàng sẽ nhận ra sai lầm của mình, đó là coi thường khách hàng người Việt. Hơn nữa, nếu ông ta nghĩ rằng hàng chỉ bán được cho người nước ngoài thì đó là một sai lầm, bởi đa phần những người đi du lịch đều có điều kiện mua sắm, vấn đề là nhà hàng có đủ khéo léo để họ móc hầu bao hay không mà thôi.
|
Sau vụ việc xảy ra ở nhà hàng Cát Vàng, nhiều người cho rằng Việt Nam nên có luật chống phân biệt đối xử. |
- Nhân đây, tôi cũng muốn kể một câu chuyện mà nếu đọc nó, ông chủ nhà hàng Cát Vàng hẳn sẽ thấy khách hàng người Việt có thể nghèo (so với người Tây), nhưng họ giàu lòng tự trọng. Chuyện kể về một cậu học sinh dắt người cha bị mù đi ăn mì bò. Cậu ta dõng dạc gọi hai bát mì bò, nhưng lại khẽ nói với nhân viên là chỉ làm một bát mì bò, còn bát kia thì chỉ cho mấy cọc hành là được.
Người cha mù lòa cứ gắp thịt bò sang bát của con, và rồi cậu con trai lặng lẽ gắp lại bát của cha. Bà chủ quán quan sát thấy điều ấy đã mời họ một đĩa thịt bò miễn phí gọi là kỷ niệm ngày mở quán. Sau khi họ thanh toán tiền phở và ra về, người thu dọn bát đĩa mới phát hiện, thì ra cậu thanh niên kia đã gấp nhỏ mấy tờ tiền lại để xuống dưới chiếc đĩa thịt bò. Số tiền đủ trả cho một địa thị bò ghi trên bảng giá.
Có lẽ, một ngày nào đó, ông chủ nhà hàng Cát Vàng cũng sẽ nhận được một bài học tương tự, lúc ấy thì mới thực sự thấm thía chăng...
<>Doanh nhân Lý Quí Trung: Nhiều năm trước đây, tôi đã chụp hình tấm biển rất lớn của một nhà hàng tại thành phố Gold Coast ban Queensland (Úc) có nội dung: Điều một, khách hàng luôn luôn có lý. Điều hai, nếu khách hàng không có lý thì đọc lại điều một... Còn tại Việt Nam, ngay cả khi bạn mở cửa nhà hàng sáng sớm mà gặp một người vào ăn xin thì bạn cũng phải khéo léo mời họ ra chứ đâu có thể xua đuổi bỗ bã được. Đó là cách xử sự giữa con người với con người.
Qua vụ việc ở nhà hàng Cát Vàng lần này, tôi rất ngạc nhiên vì không chỉ ông chủ mà nhân viên của ông ta cũng nhất trí và ứng xử như vậy. Khi họ trở về với gia đình, với xóm giềng thì cũng dễ mang theo thói quen vô văn hóa ấy, nhưng lại nghĩ điều đó bình thường, như thế là rất nguy hiểm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét