Kỳ 2: Xây dựng danh mục đầu tư, khó nhưng không thể không làm ( được ) ?
Nói thì dễ, làm thực sự mới khó, bởi muốn xây dựng và tìm kiếm một danh mục ( 2-3 cổ phiếu ) để nắm giữ trọn sóng, quả thực không dễ chút nào. Bởi muốn làm được điều đó, trước hết bạn phải có 1 niềm tin tuyệt đối, nhưng cũng phải có 1 sự bén nhạy, một linh cảm đặc biệt mà phải nhiều năm lăn lộn, bám sàn chứng khoán mới có thể thành công được. Tựu chung lại, thì muốn thành công, theo tôi, bạn phải thực hiện 5 yếu tố đúng:
1. Mua đúng xu hướng. Nghĩa là xu hướng chung của thị trường, mà tôi muốn nói ở Việt Nam, thì xu hướng chung có thể kéo dài 6-9 tháng, hoặc 2-3 năm, là Tăng. Xu hướng này thường đi kèm với các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là Lạm phát, thể hiện qua CPI năm, và tăng trưởng tín dụng. Điều này theo tôi rất quan trọng.
Tôi gia nhập thị trường năm 2003, lúc đó gần như chứng khoán không được đề cập nhiều, chỉ thực sự bắt đầu trở lại khi IPO cổ phiếu Vinamilk, và nhộn nhịp từ đầu 2005 khi các ngân hàng bước vào thời kỳ hoàng kim. Tại thời điểm đó, CPI chỉ ở mức 6-8%/năm, và tăng trưởng tín dụng khoảng 12-15%/năm, nhiều ngân hàng như VPbank, Hàng Hải... thoát khỏi kiểm soát đặc biệt, với mức giá rất bèo.
Lạm phát thấp, giúp cho chi phí vốn của chúng ta trở nên rẻ hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc các cty cổ phần tiếp nhận được 1 luồng vốn rẻ hơn, từ ngân hàng. Lạm phát thấp, ổn định giúp ngoại tệ đổ vào thị trường nhanh hơn, bởi nhà ĐTNN yên tâm tiền đồng không bị mất giá, và tài sản rủi ro như cổ phiếu, hoặc trái phiếu chính phủ được quan tâm hơn. Đó là điều kiện cần, để các tay chơi lớn nhập cuộc.
Nhìn lại, những đợt tăng dài nhất từ 2005-2007, tháng 3/2009 - tháng 10/2009, và từ cuối 2012 đến nay và 2015 ( dự báo của tôi ) đều bắt nguồn thì lạm phát thấp, tín dụng tăng trưởng. Khi lạm phát cao trở lại, cũng đồng nghĩa với giá cổ phiếu đạt đỉnh và tụt dốc. Đó là đặc thù của kinh tế VN, và thị trường VN.
Nhật bản hay Mỹ, cũng đều tuân theo quy luật này. Trong kinh tế học có câu: lạm phát tăng, là liều thuốc độc cho thị trường chứng khoán. Tôi sẽ quay trở lại chủ đề này vào một dịp khác.
2. Mua đúng cổ phiếu với giá thật rẻ hơn giá trị của chúng, không mua cổ phiếu cơ bản tốt với mức giá quá cao: Điều này quan trọng không kém việc mua đúng xu hướng, nhin chung, thi trong 1 xu hướng tăng, mua gì cũng thắng, xác suất thắng là 90%, chắc ăn. Nhưng tỷ lệ sinh lời lại hoàn toàn khác nhau. Để lựa chọn 1 cổ phiếu đúng, phải nắm bắt được tâm lý nhà đầu tư trên thị trường, nói đơn giản, là mode. Tôi nói ra điều này sau khi đã ghi chép kha khá các số liệu, và kinh nghiệm từ bản thân.
Trong hơn 10 năm qua, tôi đã mua vào khá nhiều cổ phiếu, VNM FPT SJS NTP SDT TDH VNA PVD PPC BBC VSH CSM SSI DPM RAL........ , đa phần là các bluechip, trong giai đoạn 2003-2007, tôi chủ yếu là đầu tư mua vào dưới dạng cổ phiếu chưa nieem yết ( OTC ) , tham gia vài cuộc IPO như PPC, DPM.....và từ 2012 - nay chủ yếu là niêm yết ( listed), trong số đó, thì tôi nghiệm ra rằng, tất cả các cổ phiếu tôi mua đều tăng giá, thậm chí hàng chục lần sau khi tôi đã bán ra, có cổ phiếu tôi chỉ mua và giữ trong 3 ngày, nhưng những khoản đầu tư lâu dài nhất mới thực sự đem đến kết quả tốt nhất cho tôi,
Năm 2006, chắc nhiều bạn còn nhớ, SJS tôi đã mua giá 30.000 đồng và bán sau khi lên sàn 3 tháng với giá 160-170.000 đồng, nhưng chỉ vài tháng sau, SJS sau chia tách thậm chí còn tăng thêm 4 lần nữa. Gần đây, sau hơn 10 tháng mua HPG, vùng mua 21 vùng bán 40, tôi mới có đc kết quả khả quan hơn, nhưng ngay sau đó 3 tuần, HPG tăng tiếp 20% nữa, lên vùng giá 54, mặc dù đã điều chỉnh nhưng giá vẫn đagn cao hơn giá tôi bán.
Nhưng có những cp, nếu tôi mua và giữ, thì nó không tăng, và thực sự sẽ không tăng mà chỉ có giảm, nếu không cutloss kịp thời. Như VCB, VCG, .. hoặc thậm chí ngay cả SJS, VNA....
Vậy thì bài học của nhỏ lẻ chúng ta là: phải mua đúng cổ phiếu với mức giá thật rẻ, rẻ hơn giá trị của chúng. Chứ đừng mua cổ phiếu cơ bản tốt như các chuyên gia vẫn nói, với mức giá quá cao.
Mua cổ phiếu tại các vùng giá kim cương, giá vàng, giá bạc, thì tỷ lệ sinh lời sẽ cao, ngược lại, cổ phiếu mua vào tôi gọi với giá bùn, giá đỉnh, thì mức điều chỉnh sẽ rất lớn, và nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta khó có thể chịu được mức thua lỗ trên 20%, cá nhân tôi cũng vậy.
Tôi từng chứng kiến nhiều tổ chức lớn, nước ngoài, mua vào BVH PVFC với giá 70.000 đồng, hay DQC giá 250.000 đồng, SJS được Vinacap bỏ tới 235.000 đồng, và rất nhiều ví dụ khác, đó đều là các cp tốt tại thời điểm đó, nhưng mức giá ko hề rẻ chút nào, và sự chịu đựng khi cp giảm giá sẽ là vô cùng lớn.
Câu hỏi đến đây đặt ra là, làm sao 1 cổ phiếu tôi chọn lại coi là cổ phiếu RẺ so với giá trị của chúng ?
Đến đây thì nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta phải bỏ công tìm hiểu, và câu nói không có bữa trưa nào miễn phí sẽ rất đúng, cũng như ko có mô hình kỹ thuật nào có thể nói cổ phiếu của tôi là rẻ hay đắt, mua vào tỷ lệ sinh lợi là bao nhiêu?
ở đây, phải áp dụng hoàn toàn cơ bản, mà tôi hay dùng là định giá theo sự tăng trưởng EPS, và quan tâm tới dòng tiền thực, cũng như doanh thu thực mà công ty đạt được, hoặc sẽ đạt được. Đề tài này tôi sẽ nói vào 1 dịp khác, nhưng tôi lưu ý nhiều bạn rằng, lạm dụng kỹ thuật sẽ ko thể nắm bắt đc cơ hội mua cp rẻ.
năm 2004-2007, tôi toàn đầu tư dưới dạng OTC, nên làm gì có kỹ thuật để mà soi xem đồ thị nó đang ở sóng nào? hì hì,
3. Mua đúng tỷ trọng: Cái này là quan trọng,, thậm chí với tôi, nó đặc biệt quan trọng. nhưng muộn quá rồi, tôi đi ngủ, mai sẽ nói tiếp.
Chúc các bạn ngủ ngon.
Hay qua e dang rat muon tim hieu, mong rang se co lan nao do dc găp moi anh bua trua. E dang muon xin vao lam trong cty ck
Trả lờiXóa