Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

1 bài viết hay của Lê chí Phúc ( GD đầu tư SGI )



Quý II Kinh tế tạo đáy, chứng khoán đi lên.

Nguồn: Merrill Lynch, SGI Capital

Những con sóng CK lớn luôn đi cùng sự chuyển biến về vĩ mô. Q1 chứng kiến:
-       GDP growth Q1 suy giảm nhanh chóng: 4% (-)
-       Sự giảm tốc của CPI: từ 18.58% Q4 2011 xuống 14.15% (+)
-       Hạ nhiệt của lãi suất: LS cho vay phổ biến giảm từ 19-25% xuống 16-22% (+)
-       Ổn định ngạc nhiên của tỷ giá, ảm đạm của thị trường vàng, BĐS (+)
Đây là những đặc điểm đặc thù của nền KT trong giai đoạn Reflation: Suy thoái + lạm phát
Giai đoạn này, kênh đầu tư trái phiếu lên ngôi. Bộ phận nguồn vốn của những ngân hàng nhạy bén đã thu lợi không nhỏ trong Q1 từ việc mua mạnh trái phiếu TPCP hay TPDN.  Mặc dù ở quy mô và biên độ LN thấp hơn, nhưng nó gợi cho chúng ta nhớ lại giai đoạn Q3-Q4 2008, khi nền KTVN cũng trải qua 1 mini Reflation.
Cuối giai đoạn Reflation này (Q3 2011 – Q2 2012) cũng là lúc giá CP tạo đáy. Dòng tiền nhạy bén kích hoạt những con sóng đầu tiên đi lên thanh thoát khi thanh khoản chung kiệt quệ và áp lực bán còn hạn chế. TTCK Q1 đã chứng kiến những con sóng như thế, đáy đã được tạo đầy bất ngờ!
Nguồn: Dragon Cap
Trong 5 năm qua chắc hiếm có TTCK nào trên thế giới lại nhiều sóng lớn như VN. Chart biến động cung tiền, tín dụng, CPI từ 2006-2012 cho ta lý giải rõ nét. Chỉ trong vòng 5 năm, VN đã trải qua tới 2 mini cycle => thiên đường cho lướt sóng, địa ngục của đầu tư!
Chart trên đang cho thấy một diễn biến mới lạ nhiều năm qua chúng ta chưa từng thấy: tăng trưởng cung tiền và tín dụng YoY dưới 5%. Thậm chí 9 tháng trở lại đây gần như không tăng trưởng. Deleveraging đã diễn ra gần 1 năm và sẽ còn tiếp diễn 1-2 năm (theo thống kê McKinsey).
Nếu mọi cái diễn ra tự nhiên như chu kỳ đã định, có thể tin rằng CPI trong vài quý tới sẽ tiếp tục giảm và không còn là mối quan ngại của chính sách kể từ cuối Q2. Khi tổng cầu suy giảm quá mạnh thì việc tăng 10% giá xăng hay 5-10% giá điện không còn kích hoạt té nước theo mưa. Theo lộ trình, cuối Q2 là giai đoạn chỉ định hợp nhất nhóm NH yếu kém đã xong và thanh khoản hệ thống đã ổn định hơn, trần LS có thể đã được gỡ bỏ. Trọng tâm chính sách từ cuối Q2 sẽ là xử lý nợ xấu NH, hạ nhanh lãi suất và hỗ trợ tăng trưởng.
Trong bối cảnh vĩ mô như thế, cổ phiếu sẽ tiếp tục được dòng tiền lựa chọn. Có điều nhịp tăng trong năm nay của TT sẽ có nhiều nét khác biệt so với 2009.
Chu kỳ tạo đáy và phục hồi của giá CP trong cách nhìn của tôi thường chia là 2 giai đoạn:
  1. Tăng vì tài sản rẻ. Người mua lúc này chưa nhìn vào PE (đang bị méo bởi Earning xấu, thậm chí âm) mà nhìn vào giá trị tài sản theo PB thấp và chất lượng tài sản tốt. Giai đoạn này tương ứng từ tháng 2-6/2009, và từ tháng 1-5/2012. Hoạt động thâu tóm DN giai đoạn này diễn ra sôi động cũng vì điểm mấu chốt là tài sản giá rẻ. Giai đoạn này PB bình quân thị trường giao động trong biên độ 0.8x-1.3x, tương ứng với mức tăng 50-70% của index.
  1. Tăng vì lợi nhuận cải thiện. Giai đoạn này NĐT tìm mua các Cty có triển vọng tăng trưởng LN đột biến, và thị trường chuyển từ tìm mua PB rẻ sang PE rẻ (vì thực tế mặt bằng định giá PB đã quay về mức bình thường). Năm 2009 đằng sau các CP tăng 400-700% như DRC, BMP, VIS, HSG, NTL…là bức tranh EPS tăng tính bằng nhiều lần so với năm liền trước, khiến cho định giá PE trở nên rẻ ngay cả khi giá CP tạo đỉnh. PE của các CP nêu trên khi tạo đỉnh 10/2009 đều chưa vượt quá 10,x.
Năm nay, dù đã bỏ nhiều công tìm kiếm, tôi không thấy nhiều ngành/DN có khả năng tạo đột biến về LN như những gì đã xảy ra trong năm 2009. Vài lý do khả dĩ giải thích điều này:
-       Cung tiền không nới rộng ồ ạt với lãi suất cực thấp như 2009. 2012 và nửa đầu 2013 sẽ chứng kiến lãi suất cho vay giảm dần về mức thấp (12-15%) nhưng tăng trưởng cung tiền và tín dụng sẽ rất hạn chế. Năm nay, tôi tin rằng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và M2 15-17% sẽ không thể đạt được. Con số tăng trưởng tín dụng khả dĩ nền kinh tế có thể hấp thụ là 5-10% năm nay. Bản chất của giai đoạn Restructure và Deleveraging là toàn bộ các thực thể của nền kinh tế co về trạng thái phòng thủ, tâm lý thận trọng với đầu tư mở rộng là phổ biến và sẽ mất một thời gian dài để chuyển dần sang tích cực, lạc quan. Trung Quốc 1993 và Asean 1998 đều trải qua 2-3 năm tăng trưởng tín dụng âm so với GDP.
Nguồn: index mundi
-       Sóng giá commodities trên thế giới và trong nước không có diễn biến quá mức như trong năm 2008 – 2009. Con sóng này khiến rất nhiều DN ngành thép, nhựa, cao su chuyền từ lỗ sang lãi khủng chỉ trong 3-4 quý => tạo nên một trong những con sóng EPS và sóng giá CP lớn nhất lịch sử dòng CP commodities này.
-       BĐS/xây lắp đóng góp khoảng ½ vào danh sách top CP tăng khủng nhất 2009. BĐS 2009 khác xa với câu chuyện BĐS 2012. Năm nay, phần lớn các công ty BĐS sẽ ghi nhận DT rất thấp và LN âm, dòng tiền âm, thậm chí một số DN sẽ phá sản. Câu chuyện giá vốn thấp, lãi đột biến sẽ là rất hiếm.
Có thể kết luận: chúng ta đang chứng kiến nửa cuối giai đoạn 1 “Tăng vì tài sản rẻ” - đoạn index tăng với độ dốc lớn nhất. Trong môi trường LS giảm dần như hiện nay, giá CP sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên với sự cải thiện rất chậm của KQKD, nhịp tăng thứ 2 “Tăng vì lợi nhuận cải thiện” (từ Q3 2012) index sẽ có độ dốc thấp hơn nhiều.
Có một số yếu tố có thể làm méo kịch bản này:
-       Kinh tế thế giới bất ổn: nợ công EU vỡ lở hay chiến tranh ở đâu đó bùng phát sẽ làm thay đổi mạnh giá cả hàng hóa và dòng tiền.
-       Điều hành của CP: những gì NHNN và CP đã làm trong 6 tháng qua là đúng hướng và đáng lạc quan, mọi cái đang cải thiện chậm và chắc. Nhưng nếu hoạt động tái cơ cấu hệ thống NH đi trệch hướng, chính sách LS, cung tiền, tỷ giá, và điều hành giá cả xăng dầu, điện… bất hợp lý, gây bất cho thị trường thì kịch bản TTCK cũng thay đổi rất nhanh.
-       Dòng tiền lạ và lớn (M&A, ETF…) trong những giai đoạn nhất đinh sẽ tác động bất thường tới diễn biến thị trường và một số nhóm CP.
Theo quan điểm đầu tư/trading của tôi, chúng ta nên xác định rõ ràng vài điểm:
-       Trend của thị trường trong 2012 là tích cực, các chiến binh cuối cùng đang có 1 năm tuyệt vời chứ ko phải năm tồi tệ.
-       Nhưng độ dốc của trend là vừa phải, đặc biệt từ thời điểm này trở đi. Sóng lên sẽ ôn hòa trong một môi trường cung tiền còn khan hiếm và KQKD của DN cải thiện chậm.
-       Trong ngắn hạn, đòng tiền đầu cơ sẽ luôn đổ vào dồn dập, rút ra vội vã, không bao giờ để thị trường đi lên túc tắc theo đúng theo độ dốc thoải của diễn biến vĩ mô và KQKD của DN. Nhưng chính sự quá đà này của tiền đầu cơ luôn tạo ra cơ hội mua rẻ bán đắt. Lợi nhuận lớn không bao giờ thuộc về số đông.
Chiến lược phù hợp với cá nhân tôi là:
-       Nắm giữ một trạng thái core dài hạn những CP có định giá PB còn thấp và có kết quả kinh doanh sẽ cải thiện vượt trội. Tôi ưa thích nhóm CP CK có thị phần top 20, BĐS, xây lắp, VLXD đầu ngành, và một số ít DN ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng.
-       Mua trading/margin khi index điều chỉnh giảm về tiệm cận và ở dưới trendline với thanh khoản khá thấp, và ngược lại bán khi thị trường đi vào over bought với thanh khoản cao.
Tuân thủ theo chiến lược này thì sang tuần đầu tháng 4, một số tiêu chí để mua trading đã bắt đầu xuất hiện rồi. Chúc các bạn một Q2 đại thành công!
Lê Chí Phúc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét